Đóng

Mẹ và Bé

Vì sao trẻ học giỏi ít khi bị bắt nạt? Thầy hiệu trưởng nói thật: Không liên quan gì đến điểm số

Để phòng hiệu quả tình trạng trẻ bị bắt nạt học đường, một chuyên gia giáo dục gợi ý 4 điều bố mẹ nên làm.

Vì sao trẻ học giỏi ít khi bị bắt nạt? Thầy hiệu trưởng nói thật: Không liên quan gì đến điểm số - 1

Trên một diễn đàn về giáo dục, một số phụ huynh đưa ra thắc mắc vì sao hiện tượng “bắt nạt học đường” hiếm khi xảy ra ở những trẻ học giỏi? Ban đầu nhiều người cho rằng, những em học sinh giỏi, có thành tích nổi bật thường nhận được sự quan tâm, bảo vệ đặc biệt từ phía giáo viên và nhà trường.

Trước nhiều luồng ý kiến, một hiệu trưởng trường THPT nổi tiếng tại Trung Quốc chỉ ra rằng, đứa trẻ nào cũng dễ trở thành đối tượng bị bắt nạt, cho dù học giỏi hay kém. Theo thống kê phần lớn trẻ rơi vào hoàn cảnh này thường xuất phát từ hoàn cảnh gia đình đặc biệt, tính cách nhút nhát, hướng nội hay có đặc điểm ngoại hình khác biệt…

Theo ông, để tránh việc trẻ bị bắt nạt,  thay vì tập trung để trẻ đạt điểm cao, bố mẹ cần giúp con phát triển 4 kỹ năng quan trọng sau đây.

Vì sao trẻ học giỏi ít khi bị bắt nạt? Thầy hiệu trưởng nói thật: Không liên quan gì đến điểm số - 2

Vì sao trẻ học giỏi ít khi bị bắt nạt? Thầy hiệu trưởng nói thật: Không liên quan gì đến điểm số - 3

Phát triển sự tự tinhãy để trẻ nhận đủ sự quan tâm

Theo kinh nghiệm trong ngành giáo dục nhiều năm, vị hiệu trưởng cho biết, những đứa trẻ dễ bị bắt nạt trước hết có tính cách thu mình và thiếu tự tin.

Khi bị bắt nạt thường không dám lên tiếng, với tính cách rụt rè và thiếu tự tin này, những kẻ bắt nạt sẽ không hề lo lắng.

Trường hợp cô bé Linh An 13 tuổi có hoàn cảnh gia đình đặc biệt, bố mẹ ly hôn sớm. Linh An được mẹ nuôi dưỡng nhưng vì bận công việc nên mẹ thường ít dành thời gian cho con gái. Tuy nhiên, điểm số của học tập của Linh An luôn rất tốt, thuộc loại giỏi nhất lớp.

Linh An có tính cá khá hướng nội, cô bé thường chỉ học tập một mình, hạn chế tham gia các hoạt động thể chất hay vui chơi cùng với các bạn khác. Một vài đứa trẻ “bất hảo” trong trường liền tiếp cận Linh An để trêu chọc, đe dọa cô bé mang tiền đến trường để mua đồ ăn cho mình.

Sau một thời gian, người mẹ phát hiện thường xuyên bị mất tiền trong nhà, sau một vài lần tra hỏi, cuối cùng Linh An thừa nhận đã lấy tiền, nếu không cô bé sẽ bị bắt nạt ở trường.

Vì sao trẻ học giỏi ít khi bị bắt nạt? Thầy hiệu trưởng nói thật: Không liên quan gì đến điểm số - 4

Bất kỳ đứa trẻ não cũng có nguy cơ trở thành đối tượng bị bắt nạt.

Người mẹ sau khi biết chuyện đã đến trường gặp hiệu trưởng, giáo viên và phụ huynh các em học sinh khác để yêu cầu giải quyết.

Trên thực tế, lý do chính khiến Linh An thường xuyên bị bắt nạt là do cô có mặc cảm tự ti, luôn có nỗi sợ nhất định, điều này mang đến cho mọi người sự khác biệt về mặt hình ảnh.

May mắn thay, sự động viên và đồng hành cẩn thận của mẹ đã khiến Linh An trở nên dũng cảm hơn, đặc biệt khi gặp những vấn đề không thể giải quyết được, cô bé trở nên mạnh dạn nhờ đến thầy cô và những người thân trong gia đình.

Vì vậy, khi nói đến nạn bắt nạt học đường, điểm tốt không có tác dụng mạnh bằng chính bản thân trẻ. Điều mà bố mẹ nên làm là quan tâm đến trẻ nhiều hơn, cung cấp đủ an toàn và tạo sự tự tin cho con. Có sức mạnh nội tâm cũng tạo ra cảm giác “Tôi không dễ bị bắt nạt” từ khí chất cá nhân của trẻ.

Vì sao trẻ học giỏi ít khi bị bắt nạt? Thầy hiệu trưởng nói thật: Không liên quan gì đến điểm số - 5

Trẻ có phẩm chất cá nhân tốt sẽ không dễ bị người khác làm phiền 

Trẻ có phẩm chất cá nhân tốt thường có thể tránh bị bắt nạt, bởi khả năng đối mặt với những thách thức một cách tích cực. Sự tự tin giúp trẻ xây dựng hình ảnh tích cực về bản thân, không để cho những lời nói xấu hay hành vi bắt nạt ảnh hưởng đến tâm lý của mình.

Những đứa trẻ này biết cách thiết lập và duy trì mối quan hệ tốt với người khác, kỹ năng xã hội này giúp trẻ xây dựng mạng lưới hỗ trợ xung quanh mình, tìm được sự ủng hộ từ bạn bè và những người xung quanh.

Trẻ cũng hiểu rằng bắt nạt là một hành vi không đúng đắn và gây tổn thương cho người khác. Từ đó, tỏ ra không ủng hộ hoặc tham gia vào hành vi bắt nạt.

Vì sao trẻ học giỏi ít khi bị bắt nạt? Thầy hiệu trưởng nói thật: Không liên quan gì đến điểm số - 6

Những đứa trẻ dễ bị bắt nạt trước hết có tính cách thu mình và thiếu tự tin.

Vì sao trẻ học giỏi ít khi bị bắt nạt? Thầy hiệu trưởng nói thật: Không liên quan gì đến điểm số - 7

Duy trì thái độ tích cực và ham học hỏi

Những đứa trẻ dễ bị bắt nạt ở trường thường có tính cách yếu đuối về tính cách và khó chấp nhận thất bại. Để giúp trẻ phát triển mạnh mẽ hơn, bố mẹ có thể dạy cho trẻ rằng mặc dù gặp thất bại, thì điều đó không ngăn cản khả năng trưởng thành.

Nếu trẻ được sống trong một môi trường đầy đủ cơ hội và động lực, khả năng vượt qua thất bại khi trưởng thành càng trở mạnh mẽ hơn.

Vì vậy, bố mẹ không nên yêu cầu trẻ phải đạt hạng nhất hay hạng nhì, thay vào đó việc duy trì thái độ tích cực, tính kiên nhẫn và tinh thần luôn học hỏi ở trẻ là một phương pháp hiệu quả.

Sống khiêm tốn cũng là một trí tuệ tuyệt vời để nhìn nhận và hiểu rõ cuộc sống. Nếu trẻ được sống trong một môi trường như vậy từ nhỏ, khi lớn lên, sẽ vượt trội về mặt trí tuệ và cảm xúc.

Vì sao trẻ học giỏi ít khi bị bắt nạt? Thầy hiệu trưởng nói thật: Không liên quan gì đến điểm số - 8

Bố mẹ nên rèn cho trẻ sự tự tin, duy trì thái độ tích cực.

Vì sao trẻ học giỏi ít khi bị bắt nạt? Thầy hiệu trưởng nói thật: Không liên quan gì đến điểm số - 9

Ươm mầm lý tưởng, để trẻ tạo ra động lực riêng

Mặc dù bố mẹ mong rằng con mình sẽ không quá chú ý đến những gì người khác nói, nhưng đôi khi những lời vô tình có thể dập tắt ý chí của trẻ.

Vì vậy, nếu bố mẹ không thể giúp trẻ điều chỉnh tâm trạng, thì hãy khuyến khích con trở nên đủ dũng cảm để tự mình theo đuổi những lý tưởng của mình. Điều này có nghĩa là cho phép trẻ tự tin và tỏa sáng với những giá trị và ước mơ riêng.

Khi trẻ tiếp tục phát triển bản thân để đạt được những mục tiêu lý tưởng, có tầm nhìn đẹp và sẵn lòng đầu tư vào tương lai, điều đó sẽ tạo ra trạng thái tinh thần tích cực ở trẻ. Đứa trẻ cảm nhận được sự hứng khởi, động lực và sự tự tin khi có mục tiêu và đang nỗ lực để đạt.

Trong cuộc sống, sự tự tin trong bản thân là yếu tố quan trọng để trẻ có thể đối mặt với những lời nói tiêu cực, tạo ra cuộc sống thịnh vượng và thành công.

Vì sao trẻ học giỏi ít khi bị bắt nạt? Thầy hiệu trưởng nói thật: Không liên quan gì đến điểm số - 10

Hãy khuyến khích con trở nên đủ dũng cảm để tự mình theo đuổi những lý tưởng của mình. Điều này cho phép trẻ tự tin và tỏa sáng với những giá trị, ước mơ riêng.

Nguồn: https://arttimes.vn/gia-dinh/vi-sao-tre-hoc-gioi-it-khi-bi-bat-nat-thay-hieu-truong-noi-that-khong-lien-quan-gi-den-diem-so-c59a38792.html