Củ gừng không chỉ được sử dụng như một loại gia vị mà còn dùng cho mục đích y học, làm giảm đầy hơi, chướng bụng và điều trị nhiều tình trạng sức khỏe khác…
Rễ gừng ( củ gừng ) đã được nghiên cứu về tác dụng đối với các rối loạn tiêu hóa , viêm khớp, ung thư và nhiều yếu tố liên quan đến sức khỏe tim mạch. Tác dụng chống nôn (giảm buồn nôn) của củ gừng có thể có lợi cho thai kỳ, say tàu xe và sau gây mê.
1. Dinh dưỡng của củ gừng
Năm lát gừng tươi (hoặc khoảng 11 gram), cung cấp:
- Lượng calo: 8,8
- Chất đạm: 0,2 g
- Chất béo: 0,08 g
- Natri: 1,43 mg
- Carbohydrate: 1,96 g
- Chất xơ: 0,22 g
- Đường: 0,187 g
Củ gừng cũng giống như nhiều loại thực phẩm thực vật khác, bao gồm các chất dinh dưỡng đa lượng (protein, chất béo và carbohydrate) và chứa nhiều loại vitamin, khoáng chất. Tuy nhiên, lượng vitamin và khoáng chất trong củ gừng là rất ít. Các lợi ích dinh dưỡng và tiềm năng điều trị của củ gừng thường liên quan đến các hợp chất hoạt tính sinh học có trong chúng.
2. Một số lợi ích của củ gừng
2. 1. Củ gừng giàu chất chống oxy hóa
Củ gừng chứa một số hợp chất hoạt tính sinh học, có tác dụng tăng cường sức khỏe cho cơ thể. Chất chống oxy hóa là hợp chất hoạt tính sinh học giúp trung hòa gốc tự do, ngăn ngừa stress oxy hóa và tổn thương tế bào gây bệnh.
Các hợp chất hoạt tính sinh học trong gừng bao gồm:
– Gingerol và shogaol: Đây là những hợp chất chính tạo nên hương vị cay nồng đặc trưng của củ gừng và là những thành phần chính mang lại lợi ích cho sức khỏe. Gingerol, chẳng hạn như 6-gingerol và shogaol có nhiều đặc tính chống viêm và chống oxy hóa.
– Paradol và zingerone: Các hợp chất này cũng có trong củ gừng, góp phần mang lại tác dụng tổng thể cho sức khỏe, bao gồm lợi ích chống oxy hóa, kháng khuẩn và chống viêm.
– Terpenoid và terpene: Terpenoid có thể giúp loại bỏ các tế bào bị tổn thương. Các terpene cụ thể trong gừng, chẳng hạn như limonene, linalool, đã được nghiên cứu về đặc tính bảo vệ thần kinh (bảo vệ não) tiềm tàng của củ gừng.chúng.
Củ gừng góp phần làm giảm đau nhức cơ
2. 2. Củ gừng làm giảm đau nhức cơ và khớp
Gừng được biết đến với đặc tính chống viêm, chủ yếu là do hợp chất gingerol và shogaol, có thể chặn các con đường trong cơ thể liên quan đến tình trạng viêm. Vì viêm quá mức là một trong những nguyên nhân dẫn đến đau nhức.
Các thử nghiệm lâm sàng cho thấy, gừng giúp giảm đau nhức cơ sau khi tập thể dục. Tiêu thụ 2g gừng sống hoặc gừng đã qua xử lý nhiệt hàng ngày sẽ làm giảm tình trạng viêm, trong khi bổ sung 4 gam gừng có thể đẩy nhanh quá trình phục hồi cơ sau khi tập thể dục cường độ cao.
Các nghiên cứu khác chỉ ra rằng gừng giúp làm giảm các triệu chứng viêm khớp , thường trầm trọng hơn do viêm. Viêm khớp là tình trạng gây ra đau và khó chịu ở khớp.
2.3. Gừng làm giảm khó tiêu
Gừng còn được cho là giúp làm dịu chứng khó tiêu. Khi được tiêu thụ, gừng và các thành phần khác nhau của nó hoạt động trong đường tiêu hóa để làm dịu các cơ quan tiêu hóa, kích thích co bóp dạ dày, thúc đẩy quá trình làm rỗng dạ dày cũng như nhu động ruột.
Những tác dụng này giúp làm giảm các triệu chứng như chướng bụng, đầy hơi, đau và buồn nôn, thường liên quan đến tình trạng chậm làm rỗng dạ dày và chứng khó tiêu chức năng (khó tiêu mạn tính). Gừng cũng giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày, thực quản (GERD).
2.4. Cải thiện lưu lượng máu
Gừng, đặc biệt là hợp chất 6-gingerol, đã được nghiên cứu về tác dụng của nó đối với huyết áp. Nghiên cứu cho thấy gừng có vai trò cải thiện sự giãn mạch (mở rộng mạch máu để máu lưu thông tốt hơn) và điều chỉnh nồng độ natri. Tuy nhiên, cần có thêm nhiều nghiên cứu lâm sàng để xác nhận những phát hiện này.
2.5. Hỗ trợ mức đường huyết khỏe mạnh .
Các thử nghiệm lâm sàng cho thấy gừng có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Bổ sung gừng hàng ngày (từ 1-3 gam mỗi ngày) trong nhiều tuần giúp cải thiện lượng đường trong máu lúc đói (FBS) và mức HbA1c. Một số nghiên cứu cũng cho thấy giảm triglyceride và cholesterol toàn phần.
Không nên dùng gừng khi dùng coumadin (warfarin) hoặc các thuốc làm loãng máu
2.6. Cải thiện mức cholesterol
Bổ sung gừng hàng ngày còn có lợi cho việc kiểm soát cholesterol. Duy trì mức cholesterol khỏe mạnh làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Một thử nghiệm lâm sàng trên những phụ nữ béo phì có khối u vú cho thấy việc bổ sung gừng hàng ngày cùng với tập thể dục dưới nước có ghi nhận sự cải thiện mức cholesterol. Kết quả cho thấy việc bổ sung gừng liên quan đến mức cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) và triglyceride thấp hơn, tăng mức lipoprotein tỷ trọng cao (HDL).
3. Rủi ro khi dùng gừng
Gừng thường an toàn khi tiêu thụ. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ khuyến cáo liều dùng tối đa hàng ngày là 4 gam mỗi ngày, vì liều gừng cao hơn có thể dẫn đến đau dạ dày và trào ngược axit. Mặc dù dị ứng gia vị này rất hiếm gặp, nhưng một loại enzyme nhất định có trong gừng (cysteine proteinase GP-1) gây ra phản ứng dị ứng ở một số người.
Không nên dùng gừng khi dùng coumadin (warfarin) hoặc các thuốc làm loãng máu khác vì nó có khả năng sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu. Gừng cũng làm tăng nguy cơ hạ đường huyết (lượng đường trong máu thấp) nếu dùng cùng với một số loại thuốc điều trị tiểu đường.
Đối với người đang dùng bất kỳ loại thuốc nào, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống nước gừng hàng ngày hoặc sử dụng các loại gừng cô đặc khác…
Nguồn: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/loi-ich-va-rui-ro-khi-dung-gung-172241025165800663.htm