Đóng

Mẹ và Bé

Hai nơi này càng bừa bộn, não trẻ càng thông minh, bố mẹ đừng vội dọn dẹp giúp con

Các chuyên gia nuôi phát hiện rằng không gian sống và vui chơi cũng tác động đến quá trình phát triển não bộ của trẻ.

Đại học Minnesota ở Hoa Kỳ đã từng tiến hành một nghiên cứu và phát hiện, những người sống trong môi trường lộn xộn thường sáng tạo và thích phiêu lưu hơn. Ngược lại, những người sống trong môi trường ngăn nắp lại có xu hướng tuân thủ nhiều quy tắc và ít muốn thử những điều mới mẻ.

Nhóm nghiên cứu của Tiến sĩ Vohs đã kết luận trong báo cáo rằng: “Môi trường hỗn loạn mang tính khai sáng, cho phép mọi người thoát khỏi xiềng xích của truyền thống và tạo ra những hiểu biết mới.” Điều này cho thấy rằng môi trường không hoàn hảo có thể khuyến khích sự linh hoạt trong suy nghĩ và kích thích não bộ hoạt động tích cực hơn.

Đặc biệt đối với trẻ em, những khu vực bừa bộn trong nhà, như phòng chơi hay bàn học có thể thực sự thúc đẩy sự phát triển trí não, giúp trẻ thông minh hơn trong tương lai.

Hai nơi này càng bừa bộn, não trẻ càng thông minh, bố mẹ đừng vội dọn dẹp giúp con - 1

Hai nơi này càng bừa bộn, não trẻ càng thông minh, bố mẹ đừng vội dọn dẹp giúp con - 2

Bàn học càng bừa bộn, trẻ càng sáng tạo

Khi nói đến bàn học hay bàn làm việc bừa bộn, Albert Einstein là một ví dụ tiêu biểu.

Bàn làm việc của ông luôn trong tình trạng lộn xộn, và ông kiên quyết không cho phép người khác dọn dẹp, vì vậy ông đã để lại một câu nói nổi tiếng: “Nếu một chiếc bàn bừa bộn đồng nghĩa với một tâm trí bừa bộn, vậy một chiếc bàn trống rỗng có ý nghĩa gì?” Câu nói này phản ánh cá tính của Einstein, cũng như gợi mở ra quan điểm thú vị về sự sáng tạo.

Thực tế, Einstein không phải là người nổi tiếng duy nhất có bàn làm việc bừa bộn. Khi tìm kiếm chủ đề này, chúng ta sẽ thấy nhiều nhà khoa học, nhà văn, họa sĩ và những người nổi tiếng khác từ mọi tầng lớp đều là “những người yêu thích bàn làm việc bừa bộn”.

Một nhóm nghiên cứu khoa học ở Đức đã từng khảo sát “bàn làm việc bừa bộn” và phát hiện rằng, môi trường lộn xộn thực sự có thể khiến chúng ta suy nghĩ cẩn thận và rõ ràng hơn. Khi đối mặt với sự hỗn loạn xung quanh, con người thường phải tìm cách đơn giản hóa những thứ trước mắt, từ đó kích thích khả năng tư duy và sáng tạo.

Nói cách khác, một chiếc bàn học lộn xộn có thể cải thiện khả năng tập trung, hiệu quả học tập và hiệu quả làm việc. Tuy nhiên, Tiến sĩ Vohs cũng nhấn mạnh trong cuộc phỏng vấn rằng: “Có hai loại hỗn loạn: Một là lộn xộn và một là bẩn thỉu.”

Điều này có nghĩa là không phải mọi sự lộn xộn đều mang lại lợi ích. Đôi khi, bàn học của trẻ rất bừa bộn, nhưng những thứ trẻ cần có thể được tìm thấy nhanh chóng, tạo cảm giác gọn gàng hơn trong mắt mình. Nếu mẹ dọn dẹp quá nhanh, có thể phá vỡ “trật tự” riêng mà trẻ đã thiết lập, điều này dễ làm mất đi sự sáng tạo, khiến trẻ cảm thấy thiếu an toàn trong không gian của mình.

Vì vậy, hãy cân nhắc việc hướng dẫn trẻ cách tổ chức lại không gian một cách hợp lý, từ đó giúp trẻ phát triển kỹ năng tự quản lý và sáng tạo trong môi trường của mình.

Hai nơi này càng bừa bộn, não trẻ càng thông minh, bố mẹ đừng vội dọn dẹp giúp con - 3

Đôi khi, bàn học của trẻ rất bừa bộn, nhưng những thứ trẻ cần có thể được tìm thấy nhanh chóng.

Hai nơi này càng bừa bộn, não trẻ càng thông minh, bố mẹ đừng vội dọn dẹp giúp con - 4

Khu vực chơi càng lộn xộn thì tư duy càng linh hoạt

Giải thích theo tâm lý học, đây chính là hiệu ứng cửa sổ vỡ khi trẻ chơi đồ chơi.

Hiểu đơn giản, hiệu ứng cửa sổ vỡ có nghĩa là khi mọi người tìm thấy một lỗ trên cửa sổ, sẽ có xu hướng muốn tạo ra nhiều lỗ hơn.

Tương tự, khi trẻ nhìn thấy đồ chơi lộn xộn, giống như phát hiện ra một cái hố, sẽ chơi đùa một cách hăng say. Ngược lại, nếu đồ chơi được sắp xếp gọn gàng, đứa trẻ sẽ do dự, không biết có nên phá vỡ trật tự này hay không.

Khi trẻ tiếp xúc với đồ chơi, mỗi loại đồ chơi sẽ mang lại những kích thích khác nhau cho não bộ. Những kích thích này không chỉ làm cho trẻ cảm thấy hứng thú mà còn kích thích sự phát triển trí tuệ.

Các chuyên gia nuôi phát hiện rằng, sự phát triển não bộ của trẻ đạt đến đỉnh cao trong độ tuổi từ 3 đến 6. Đây là giai đoạn vàng để áp dụng những phương pháp giáo dục phù hợp, giúp trẻ thông minh hơn.

Vì vậy, bố mẹ đừng vội phàn nàn hay dọn dẹp ngay khi thấy nhà cửa lộn xộn. Thay vào đó, hãy xem đây như một cơ hội quý giá để trẻ tự do khám phá, sáng tạo và học hỏi từ những trải nghiệm của chính mình.

Hai nơi này càng bừa bộn, não trẻ càng thông minh, bố mẹ đừng vội dọn dẹp giúp con - 5

Khu vực chơi càng lộn xộn thì tư duy càng linh hoạt.

Việc tạo ra một không gian thoải mái cho sự hỗn loạn nhằm khuyến khích sự sáng tạo, giúp trẻ hình thành những ý tưởng mới mẻ và đột phá.

Chính trong những khoảng khắc hỗn độn ấy, trẻ có thể học cách khám phá thế giới xung quanh, phát triển trí tưởng tượng và nuôi dưỡng những đam mê riêng.

Bố mẹ có thể tham gia vào trò chơi cùng trẻ để hiểu rõ hơn về những gì con thích và cần. Điều này cũng giúp trẻ cảm thấy được kết nối và yêu thương. Đồng thời, cần tìm ra sự cân bằng giữa việc cung cấp đủ đồ chơi để trẻ phát triển và duy trì một không gian chơi an toàn, bừa bộn nhưng trong khuôn khổ trật tự.

Bố mẹ có thể thiết lập những khu vực chơi riêng biệt, nơi trẻ tự do khám phá mà không làm ảnh hưởng đến các khu vực khác trong nhà.

Nguồn: https://arttimes.vn/gia-dinh/hai-noi-nay-cang-bua-bon-nao-tre-cang-thong-minh-bo-me-dung-voi-don-dep-giup-con-c59a64322.html