Đồng hành, khích lệ, tự do và yêu thương là 4 yếu tố quan trọng bố mẹ nên trao cho con trong quá trình trưởng thành.
Có câu nói “Môi trường trẻ lớn lên ảnh hưởng sâu sắc đến sự hiểu biết về bản thân và thế giới.”
Nhà tâm lý học Adler đã đề cập “Trẻ em cần được tôn trọng và khẳng định. Việc thiếu những nhu cầu này có thể sinh sản cho mặc cảm tự ti” .
Gia đình là lớp học đầu tiên của trẻ. Bất kể điều kiện tài chính giàu hay nghèo, thái độ của bố mẹ thường quyết định tính cách và tương lai của trẻ.
Trong 4 khía cạnh: Đồng hành, khích lệ, tự do và yêu thương, nếu bố mẹ hạn chế trao đi có thể bị ảnh hưởng lâu dài đến trẻ khi trưởng thành.
Hãy làm bạn đồng hành thay vì trao điện thoại và sự thờ ơ
Nghiên cứu tâm lý cho thấy chất lượng mối quan hệ giữa bố mẹ và con không phụ thuộc vào sự dồi dào về vật chất, mà ảnh hưởng chủ yếu từ quá trình đồng hành và tương tác giữa hai bên.
Thực tế, khoảnh khắc mà bố mẹ có mặt bên cạnh con, chia sẻ trải nghiệm và cảm xúc, mới là yếu tố quyết định tạo nên sự gắn bó và tình yêu thương. Nếu bố mẹ vắng mặt trong những thời điểm quan trọng, trẻ có khả năng phát triển kiểu nhận thức “Tôi không quan trọng”, ảnh hưởng đến mối quan hệ, thiếu cảm giác an toàn bên trong.
Khi trẻ cảm thấy không được quan tâm, sẽ dần hình thành nỗi sợ hãi và lo âu về sự chấp nhận và tình yêu từ người khác. Chính vì vậy, việc tạo ra những khoảnh khắc gắn kết là vô cùng quan trọng.
Bố mẹ có thể đanh 30 phút mỗi ngày cùng con đọc sách, dùng bữa hoặc trò chuyện, chăm chú lắng nghe suy nghĩ. Đây là khoảng thời gian giúp trẻ cảm thấy được yêu thương, phát triển khả năng giao tiếp và tư duy.
Ngoài ra, việc lên kế hoạch cho một hoạt động thân thiện với gia đình vào cuối tuần cũng rất cần thiết. Những hoạt động như đi bộ đường dài, làm đồ thủ công hay cùng nhau nấu một bữa ăn cho gia đình tạo ra những kỷ niệm đẹp.
Hãy động viên trẻ thay vì gay gắt, phàn nàn
Nghiên cứu của nhà tâm lý học Carnegie cho thấy, sự khuyến khích giúp trẻ nhìn thấy những điểm sáng của chính mình, còn sự hoài nghi sẽ chỉ khiến trẻ mất tự tin vào bản thân.
Sự tác động tích cực từ bố mẹ có thể tạo ra ảnh hưởng sâu sắc đến cảm nhận về giá trị bản thân, tạo động lực để phát triển và thử thách bản thân trong những lĩnh vực mới.
Để tạo ra sự khuyến khích hiệu quả, bố mẹ nên thay đổi thói quen sử dụng ngôn từ, hãy khuyến khích trẻ bằng những cách cụ thể. Ví dụ, thay vì chỉ đơn thuần khen ngợi, hãy nói: “Lần này con đã chăm chỉ hoàn thành tất cả bài tập về nhà, mẹ tự hào lắm!” Những lời khen này sẽ tạo ra một môi trường tích cực, cảm giác an toàn để thể hiện bản thân và không ngại thử nghiệm.
Hãy động viên trẻ
Khi trẻ gặp thất bại, hãy khẳng định sự chăm chỉ thay vì chỉ nhìn vào kết quả. Mẹ có thể nói: “Tuy lần này con làm không tốt nhưng quá trình chuẩn bị rất nghiêm túc, mẹ tin lần sau con sẽ làm tốt hơn.” Lời khẳng định này giúp trẻ hiểu rằng thất bại không phải là điều đáng sợ mà là phần tự nhiên của quá trình học hỏi. Đồng thời, nhấn mạnh rằng nỗ lực và sự kiên trì là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công trong tương lai.
Hơn nữa, yhay vì chỉ ngăn cản trẻ khỏi những thử thách, hãy khuyến khích tìm hiểu nguyên nhân của thất bại và cách cải thiện.
Hãy cho trẻ tự do khám phá thay vì can thiệp, hạn chế quá mức
Lý thuyết “tự chủ tâm lý” trong tâm lý học chỉ ra rằng, trẻ em cần xây dựng ý thức hiểu biết và kiểm soát thế giới thông qua việc khám phá và lựa chọn. Quá trình này giúp trẻ phát triển kỹ năng ra quyết định, tạo ra cảm giác tự tin và trách nhiệm.
Nếu bố mẹ can thiệp quá nhiều vào sự lựa chọn, trẻ dễ mất hứng thú, thậm chí phát triển sự phản kháng.
Vì vậy, bố mẹ hãy đặt ra những ranh giới an toàn, nhưng trong những giới hạn này, hãy cho phép trẻ lựa chọn hoạt động hoặc sở thích của riêng. Ví dụ, mẹ có thể cho trẻ lựa chọn giữa việc tham gia vào các trò chơi thể thao, học một nhạc cụ, hoặc các hoạt động nghệ thuật.
Khi trẻ thất bại, hãy phân tích lý do thay vì trực tiếp phủ nhận lựa chọn. Thay vì nói “Con đã chọn sai”, hãy hỏi “Con nghĩ lý do nào khiến con không thành công trong lần này?” hoặc “Có điều gì mà con có thể làm khác đi để đạt được kết quả tốt hơn không?”
Hãy cho trẻ tự do khám phá.
Hãy bày tỏ yêu thương thay vì im lặng và trách móc
Nhà tâm lý học Winnicott từng nói: “Con cái không cần bố mẹ hoàn hảo, điều quan trọng là bố sẵn sàng đồng hành và yêu thương.”
Thực tế, trẻ chưa ý thức rõ về môi trường lý tưởng hay có bố mẹ hoàn hảo, điều cần là sự đồng hành và tình yêu thương để cảm thấy an toàn, được chấp nhận.
Vì vậy, bố mẹ hãy lấy tình yêu thương tích cực làm nền tảng, trao cho trẻ nụ cười, khen ngợi và ôm chặt con. Những hành động nhỏ này ảnh hưởng đến tâm lý và sự phát triển của trẻ. Một nụ cười ấm áp hay cái ôm thật chặt mang lại cảm giác an toàn, trẻ cảm nhận được tình yêu vô điều kiện.
Trưởng thành trong môi trường yêu thương, học cách thiết lập các mối quan hệ tích cực.
Hơn nữa, việc thể hiện tình yêu thương một cách thường xuyên giúp trẻ phát triển khả năng giao tiếp và xây dựng các mối quan hệ xã hội tốt hơn.
Trưởng thành trong môi trường yêu thương, trẻ dần mở lòng, học cách thiết lập các mối quan hệ tích cực. Điều này rất quan trọng để hình thành nhân cách và sự phát triển kỹ năng xã hội.
Nguồn: https://arttimes.vn/gia-dinh/du-gia-dinh-giau-co-nhung-bo-me-hep-hoi-trong-4-dieu-con-se-kho-thanh-cong-c59a56807.html