
Bàn tay không chỉ là một bộ phận của cơ thể, mà còn đóng vai trò quan trọng phát triển não bộ của trẻ.
Nếu quan sát trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta dễ dàng nhận thấy nhiều trẻ sử dụng đôi tay khéo léo và nhanh nhẹn, ví dụ như việc lật nhanh từng trang sách. Những ngón tay nhỏ bé ấy như đang dệt nên những câu chuyện mới, mở ra những chân trời tri thức cho trẻ.
Các nghiên cứu cho thấy rằng việc sử dụng bàn tay trong các hoạt động hàng ngày có thể kích thích sự phát triển não bộ, cải thiện khả năng tư duy, học hỏi và sáng tạo ở trẻ nhỏ.
“Bản đồ Penfield” – Đôi tay liên quan đến tốc độ phát triển não bộ
Vậy chúng có thể đánh giá trí thông minh của trẻ qua bàn tay của trẻ không?
Bác sĩ phẫu thuật thần kinh người Canada, Tiến sĩ Penfield đã từng tạo ra “Bản đồ Penfield” nổi tiếng.
Vậy “bản đồ” kỳ diệu này được tạo ra như thế nào?
Khi thực hiện phẫu thuật não, Penfield đã kích thích điện nhẹ vào các vùng khác nhau của não bệnh nhân, quan sát các phản ứng và cảm giác vật lý, sau đó ghi lại sự tương ứng giữa các vùng khác nhau của não và các bộ phận khác nhau của cơ thể.
Vì não người không có thụ thể cảm nhận cơn đau nên sự kích thích này có thể thực hiện được khi bệnh nhân còn tỉnh táo.
Sau khi bản đồ được vẽ ra, mọi người ngạc nhiên thấy mỗi bộ phận cơ thể đều có một vùng đại diện tương ứng trong não, nhưng tỷ lệ lại khác nhau.
Trong số đó, bàn tay và khuôn mặt chiếm một diện tích rất lớn trong “bản đồ” này, điều đó có nghĩa là một vùng não lớn được sử dụng để điều khiển chuyển động và cảm giác của bàn tay và khuôn mặt. Đây được xem là “mật mã bí mật” mà não bộ để lại trên bàn tay của đứa trẻ thông minh.
Ví dụ, các ngón tay và lòng bàn tay chiếm một tỷ lệ đáng kể trong vùng vận động của vỏ não, gần 1/3, và khoảng 1/4 vùng cảm giác.
“Bản đồ Penfield” cho thấy đôi tay liên quan đến tốc độ phát triển não bộ.
Do đó, việc mọi người đánh giá chỉ số IQ của trẻ thông qua quan sát bàn tay là điều hợp lý.
Làm sao để đánh giá một đứa trẻ có thông minh hay không? Chúng ta sẽ thấy được điều này bằng cách quan sát chi tiết bàn tay của trẻ.
Sự linh hoạt và khả năng phối hợp của ngón tay trẻ cũng phản ánh mức độ phát triển của não bộ. Và có một mối tương quan nhất định giữa sự linh hoạt của ngón tay và sự khéo léo.
Nếu các chuyển động ngón tay của trẻ tương đối linh hoạt, điều đó chứng tỏ não phát triển tốt. Khi trẻ thực hiện các chuyển động ngón tay, điều này sẽ kích thích các kết nối thần kinh trong não. Các chuyển động của tay càng phức tạp và tinh tế thì sự kích thích đến các vùng não tương ứng sẽ càng mạnh.
Khi trẻ sử dụng ngón tay để chơi các khối lego, câu đố hoặc vẽ, vỏ não vận động, vỏ não cảm giác và các vùng liên quan đến chức năng nhận thức trong não sẽ được kích hoạt, do đó thúc đẩy sự phát triển của não.
Đặc biệt là trong giai đoạn đầu đời, não bộ đang trong giai đoạn phát triển nhanh chóng, việc rèn luyện sự linh hoạt của ngón tay có tác động tích cực đến sự phát triển trí tuệ.
Ngoài ra, ngón tay rất linh hoạt và cũng giúp nuôi dưỡng khả năng sáng tạo. Các ngón tay linh hoạt có thể giúp trẻ thực hiện nhiều hoạt động sáng tạo một cách tự do hơn.
Trẻ em có thể dùng ngón tay để nặn nhiều hình dạng khác nhau của đất sét, cắt ra những họa tiết đẹp bằng kéo hoặc tô nhiều màu cho bức tranh bằng cọ vẽ.
Những hoạt động này rèn luyện cơ ngón tay, còn kích thích trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo. Bằng cách liên tục thử nghiệm những chuyển động và kết hợp ngón tay mới, trẻ có thể tạo ra những tác phẩm độc đáo, bồi dưỡng tư duy sáng tạo cũng như kỹ năng giải quyết vấn đề.
Khái niệm và phương pháp của “Bản đồ Penfield” cũng có những ý nghĩa nhất định đối với tâm lý học, giáo dục,…
Trong giáo dục, mọi người nhận ra tầm quan trọng của chuyển động tay đối với sự phát triển não bộ, do đó chú ý nhiều hơn đến việc rèn luyện các kỹ năng vận động tinh của bàn tay trẻ để thúc đẩy sự phát triển não bộ và cải thiện trí tuệ.
Nên rèn luyện đôi tay của trẻ và cải thiện sự linh hoạt ngón tay như thế nào?
Nguồn ảnh: Pinterest.
Hãy cho trẻ chơi đồ chơi
Các bà mẹ nên chọn những đồ chơi, trò chơi phù hợp với độ tuổi của trẻ, để rèn luyện hiệu quả sự linh hoạt của ngón tay. Ví dụ, trò chơi xếp hình cho phép trẻ sử dụng ngón tay để giữ, xoay và ghép các mảnh nhỏ lại với nhau.
Các khối lego cho phép trẻ sử dụng ngón tay để xây dựng các cấu trúc có nhiều hình dạng khác nhau, hay trò chơi xâu hạt cho phép trẻ xâu các hạt vào một sợi dây bằng ngón tay.
Ngoài ra, còn có một số đồ chơi rèn luyện ngón tay đặc biệt, chẳng hạn như dụng cụ nhào đất sét, mê cung ngón tay,… có thể rèn luyện tốt các cơ ngón tay và khả năng phối hợp.
Hướng dẫn trẻ làm đồ thủ công
Khuyến khích trẻ tham gia vào nhiều hoạt động thủ công khác nhau, chẳng hạn như vẽ tranh, cắt giấy, gấp giấy origami, dệt vải,…
Những hoạt động này yêu cầu trẻ phải thực hiện các thao tác khéo léo bằng ngón tay, cải thiện sự linh hoạt và khả năng kiểm soát của ngón tay.
Trong các hoạt động thủ công, bố mẹ hướng dẫn và hỗ trợ phù hợp để trẻ dần thành thạo các kỹ năng khác nhau. Đồng thời, trẻ có thể được vui chơi tự do và sáng tạo ra tác phẩm riêng, điều này có thể làm tăng thêm sự hứng thú và nhiệt tình.
Hướng dẫn trẻ làm đồ thủ công.
Rèn luyện đôi tay trong cuộc sống hàng ngày
Trong cuộc sống hàng ngày, bố mẹ cũng nên tạo nhiều cơ hội để rèn luyện sự linh hoạt của ngón tay cho trẻ. Ví dụ, hãy để trẻ giúp làm việc nhà, chẳng hạn như tách hạt đậu, hái rau và mở nắp chai.
Các bà mẹ khuyến khích trẻ tự sắp xếp cặp sách và đồ chơi để rèn luyện khả năng cầm nắm. Bố mẹ cũng có thể cho trẻ thực hiện một số bài tập ngón tay đơn giản như nắm chặt tay, duỗi và uốn cong ngón tay để rèn luyện ngón tay mọi lúc mọi nơi.
Thông qua các hoạt động và đào tạo phù hợp, có thể cải thiện tính linh hoạt của ngón tay trẻ, thúc đẩy sự phát triển não bộ, bồi dưỡng khả năng sáng tạo và tự chăm sóc, đồng thời đặt nền tảng cho sự phát triển về sau.
Nguồn: https://arttimes.vn/gia-dinh/doi-voi-tre-thong-minh-bo-nao-se-de-lai-mot-mat-ma-bi-mat-tren-ban-tay-c59a61986.html