Đóng

Mẹ và Bé

Bồi dưỡng 5 năng lực này sớm, khả năng 99% trẻ có cuộc sống thành đạt

Nếu bố mẹ khai thác tiềm năng và bồi dưỡng đúng cách, trẻ có thể trở nên xuất sắc, thành đạt ở bất kỳ lĩnh vực nào.

Đối với trẻ có khả năng học tập và kỹ năng xã hội tốt, bố mẹ thường không lo lắng về việc đưa ra lựa chọn trong tương lai, vì dù trẻ chọn gì, cũng không sai lầm. Ngay cả khi mắc lỗi, trẻ vẫn có khả năng sửa chữa lỗi đó.

Cuốn sách “Sau khi đỗ đại học: Bí ẩn về sự khác biệt trong tương lai của sinh viên”, kể về tình hình hiện tại của 62 sinh viên xuất sắc nhất từ ​​Đại học Thanh Hoa và Đại học Phục Đán. Người ta thấy rằng, mặc dù tất cả đều rất thông minh nhưng hoàn cảnh sống của họ lại rất khác nhau.

Một số người lập kế hoạch cho cuộc sống từ sớm, có được công việc với mức lương hàng năm là 500.000 đô la ngay sau khi tốt nghiệp.

Một số khác nghi ngờ bản thân, cảm thấy mình vô giá trị. Hay số khác vẫn dựa vào bố mẹ để sống vì học một cách mù quáng. Số còn lại đến từ gia đình nghèo khó, cảm thấy tự ti ngay cả khi học đại học vì điều kiện tài chính không tốt.

Bồi dưỡng 5 năng lực này sớm, khả năng 99% trẻ có cuộc sống thành đạt - 1

Tại sao những người bắt đầu ở cùng một vạch xuất phát lại có tương lai khác nhau? Theo chuyên gia, vì các khái niệm giáo dục ở trẻ khác nhau, nên khả năng phát triển cũng hoàn toàn khác nhau.

Đứa trẻ xuất sắc không nhất thiết có điểm số cao, nhưng phải có những lợi thế sau:

– Đam mê và kiên trì làm những việc mình thích.

– Kỹ năng thực hành và thích tự làm mọi việc.

– Khả năng chống lại những thất bại và không sợ khó khăn.

– Khả năng tiếp tục học tập, cho phép trẻ đào sâu hơn vào những điều yêu thích.

Vì vậy, bằng cách khai thác tiềm năng và bồi dưỡng đúng cách, trẻ có thể trở nên xuất sắc, thành đạt ở bất kỳ lĩnh vực nào.

Bồi dưỡng 5 năng lực này sớm, khả năng 99% trẻ có cuộc sống thành đạt - 2

Kỹ năng thực hành

Trong một chương trình truyền hình, một sinh viên Đại học Thanh Hoa đã phàn nàn:

“Tôi buộc phải làm việc nhà mỗi ngày, không chỉ phải giặt tất và đồ lót mà còn phải học cách nấu ăn, dọn dẹp hàng tuần”.

Đáp lại lời phàn nàn đó, người mẹ nói “Công việc nhà có thể rèn luyện khả năng thực hành, giúp con trở nên có trách nhiệm và tận tâm hơn, đây cũng là một phần của cuộc sống. “Bố mẹ yêu con, nhưng con cũng cần có trách nhiệm cho cuộc sống của chính mình”.

Bên dưới khán đài, đa phần khán giả đều đồng ý cách dạy con của người mẹ.

Thực tế, so với những đứa trẻ sống trong “nhà kính”, trẻ biết làm việc nhà và có kỹ năng sống tốt thường dễ đạt thành công hơn.

Chiến thắng bằng: Kết quả tốt hơn

Viện Hàn lâm Khoa học Giáo dục Trung Quốc tiến hành một cuộc khảo sát về giáo dục gia đình và phát hiện ra rằng:

Trong số những gia đình cho rằng “chỉ cần học giỏi, làm việc nhà hay không không quan trọng”, chỉ có 3,17% trẻ có thành tích học tập xuất sắc.

Trong số các gia đình cho rằng “con cái phải làm việc nhà”, tỷ lệ trẻ có thành tích học tập xuất sắc là 86,92%.

Điều này đủ để chứng minh rằng việc rèn luyện khả năng thực hành sẽ nâng cao tính tự giác, giúp trẻ kiên trì hơn trong học tập.

Bồi dưỡng 5 năng lực này sớm, khả năng 99% trẻ có cuộc sống thành đạt - 3

Chiến thắng bằng: Ý thức trách nhiệm cao hơn

Những trẻ được chu cấp đầy đủ mọi thứ ngay từ nhỏ sẽ khó hiểu được nỗi vất vả của bố mẹ. Trẻ thường dựa dẫm, chỉ nghĩ đến sự thoải mái mà không hề có ý thức trách nhiệm.

Trong khi đó, trẻ biết làm việc nhà thường có tinh thần trách nhiệm cao hơn. Trẻ hiểu rằng “Con phải tự làm mọi việc và giúp đỡ bố mẹ”. Theo thời gian, trẻ hiểu được trách nhiệm, phát triển kỹ năng sống tốt hơn.

Trẻ em ở các độ tuổi khác nhau sẽ phát triển những phẩm chất khác nhau khi làm việc nhà:

Trẻ 2-3 tuổi : Hình thành ý thức trật tự và rèn luyện kỹ năng quan sát.

Trẻ 4-5 tuổi: Rèn luyện tính tập trung.

Trẻ 6-8 tuổi: Rèn luyện tính tự giác.

Trẻ 9-15 tuổi: Rèn luyện ý thức trách nhiệm và tính độc lập.

Trẻ 16-18 tuổi: Nuôi dưỡng lòng đồng cảm.

Vì vậy, hãy để trẻ vận động, con đường trong cuộc sống sẽ ngày càng rộng mở hơn.

Bồi dưỡng 5 năng lực này sớm, khả năng 99% trẻ có cuộc sống thành đạt - 4

Sức đề kháng căng thẳng

Một cuộc khảo sát tại Trung Quốc cho thấy, gần 50% trẻ em ở đất nước này yếu đuối theo các mức độ khác nhau:

Nhạy cảm: Khóc và làm ầm ĩ khi bị người khác chỉ trích.

Yếu đuối về mặt tâm lý: Không chấp nhận được thất bại và sẽ trở nên chán nản khi thua cuộc.

Không chịu đựng được khó khăn: Có xu hướng trốn tránh và chối bỏ bản thân khi gặp khó khăn.

Tại sao trẻ em lại dễ bị tổn thương như vậy? Trên thực tế, nguyên nhân chính đến từ sự nuông chiều của bố mẹ. Họ để con cái tận hưởng mọi thứ, chưa bao giờ “trải nghiệm nỗi đau”, vì vậy trẻ thiếu tính kiên trì.

Ví dụ: Nếu trẻ không muốn làm việc nhà, bố mẹ sẽ làm thay,

Trẻ cho rằng việc đi xe đạp quá khó, bố mẹ không kiên trì rèn luyện, sẽ chịu thỏa hiệp. Hay khi trẻ kêu mệt sau khi đi bộ một đoạn ngắn, bố mẹ lập tức gọi taxi… Khi trẻ được chăm sóc vô điều kiện, cảm thấy mọi việc đều dễ dàng, dần mất đi khả năng đối mặt với khó khăn.

Phòng thí nghiệm Chấn thương và Khả năng phục hồi của Đại học Sư phạm Nam Kinh (Trung Quốc), tiến hành nghiên cứu về tình trạng hiện tại và lộ trình cải thiện khả năng phục hồi tâm lý ở học sinh tiểu học và trung học.

Kết quả cho thấy rằng: Khả năng phục hồi tâm lý là yếu tố bảo vệ quan trọng cho sự phát triển của trẻ. Những trẻ có khả năng phục hồi tâm lý thấp sẽ dễ các bệnh mãn tính và tâm thần.

Bồi dưỡng 5 năng lực này sớm, khả năng 99% trẻ có cuộc sống thành đạt - 5

Vì vậy, trẻ cần có “sức đề kháng về mặt tâm lý”, khả năng điều chỉnh linh hoạt khi gặp khó khăn, thất bại để phát triển bản thân mạnh mẽ. Vì vậy, bố mẹ cần:

Hãy để trẻ trải nghiệm sự thất vọng:

Hãy học cách thường xuyên nói “không” với hành vi sai của con, để trẻ biết rằng không phải mọi việc đều được thỏa mãn.

Cho trẻ cơ hội trải nghiệm thất bại

Hãy để trẻ trải nghiệm cảm giác mất mát.

Ví dụ: Khi chơi cờ vua, đừng để trẻ luôn thắng. Thỉnh thoảng thua, để trẻ biết rằng thắng và thua đều mang lại thử thách.

Khuyến khích trẻ trải nghiệm, thay vì làm thay

– Nếu trẻ bị ngã xe đạp, hãy để trẻ tự đứng dậy.

– Nếu trẻ làm sai điều gì, hãy phê bình và yêu cầu sửa lỗi.

– Nếu trẻ bị bạn cùng tuổi không thích, hãy để trẻ học cách chấp nhận điều đó…

Bồi dưỡng 5 năng lực này sớm, khả năng 99% trẻ có cuộc sống thành đạt - 6

Kỹ năng quản lý tiền bạc

Trẻ em ngày nay có được mọi thứ mình muốn dễ dàng hơn, điều này dẫn đến tiêu tiền hoang phí và khó thể kiểm soát được ngay cả những ham muốn nhỏ.

Một chuyên gia tài chính người Mỹ cho biết, ông và vợ đã cho con gái tiền tiêu vặt khi cô bé còn rất nhỏ, khuyến khích con chi tiêu số tiền đó.

Lúc đầu, cô bé thích mua sắm theo cảm tính, mua mọi thứ mình nhìn thấy như: Kem, sách, máy chơi game… Vì vậy, số tiền tiêu vặt hết rất nhanh. Vợ chồng ông khuyến khích con gái tự làm đồ thủ công, giúp đỡ anh chị em, nếu thu được 10 điểm mỗi tuần, cô bé sẽ nhận thêm số tiền nhỏ.

Sau khi tự kiếm được tiền, cô bé ra kiếm tiền khó đến thế nào, học cách đo lường giá trị của đồng tiền, cách sử dụng và quản lý tiền nhanh hơn.

Bồi dưỡng 5 năng lực này sớm, khả năng 99% trẻ có cuộc sống thành đạt - 7

Vì vậy, bố mẹ nên nói chuyện về tiền bạc với con, cho trẻ biết về kinh tế trong cuộc sống hàng ngày, để trẻ kiềm chế ham muốn, biết cách đưa ra lựa chọn và học cách trân trọng.

Đối với trẻ nhỏ, cho trẻ giao dịch bằng những đồng xu đơn giản, để biết rằng cần phải trao đổi các vật phẩm. Hãy thường xuyên nói chuyện với trẻ về những gì cần và những gì muốn, dạy cách kiềm chế khi nói đến những mong muốn lớn.

Trẻ trên 6 tuổi có thể được trao một khoản tiền tiêu vặt phù hợp để học cách quản lý và tiết kiệm tiền.

Sau 8 tuổi, hãy thử để trẻ kiếm tiền tiêu vặt, học cách trân trọng tiền bạc.

Giáo dục về tiền bạc rất cần thiết vì sẽ giúp trẻ biết rằng giá trị của đồng tiền quan trọng và không nên bị ảnh hưởng bởi ham muốn.

Bồi dưỡng 5 năng lực này sớm, khả năng 99% trẻ có cuộc sống thành đạt - 8

Khả năng đồng cảm

Một nghiên cứu kéo dài 40 năm tại Đại học Harvard đã phát hiện, hơn 70% mức độ hạnh phúc trong cuộc sống và thành công trong sự nghiệp của một người, có liên quan đến mức độ trí tuệ cảm xúc.

Đứa trẻ có trí tuệ cảm xúc (EQ) cao sẽ có lòng đồng cảm mạnh mẽ. Trẻ chỉ ổn định về mặt cảm xúc, có thể cảm nhận được niềm vui, nỗi buồn và thể hiện bản thân theo cách người khác quý mến.

Vì vậy, hãy dạy trẻ:

Biết cách kiểm soát cảm xúc 

Nếu trẻ thường xuyên khóc lớn, không quan tâm đến mọi người và mất bình tĩnh. Trẻ cần phải kiểm soát cảm xúc, tính nóng nảy và giải tỏa cảm xúc hợp lý.

Để rèn luyện khả năng kiểm soát cảm xúc, trước tiên bố mẹ nên cho trẻ được giải tỏa và hiểu cảm xúc của mình.

Thứ hai, bố mẹ học cách xoa dịu cảm xúc của con, và cho trẻ biết rằng cảm xúc có thể được kiểm soát.

Cuối cùng, sự đồng cảm và giáo dục nhẹ nhàng của bố mẹ có thể nuôi dạy nên những đứa trẻ ngoan.

Dạy trẻ cảm nhận cảm xúc của người khác

Ví dụ: Đứa trẻ mất bình tĩnh và không vui. Lúc này, sự đồng cảm của bố mẹ là: Mẹ biết con đang rất buồn, trước đây mẹ cũng như vậy…

Khi bố mẹ thường xuyên đồng cảm, trẻ mới có thể học cách đặt mình vào vị trí của người khác.

Bồi dưỡng 5 năng lực này sớm, khả năng 99% trẻ có cuộc sống thành đạt - 9

Bồi dưỡng 5 năng lực này sớm, khả năng 99% trẻ có cuộc sống thành đạt - 10

Khả năng nói “Không”

Nhà tâm lý học Black đã kể câu chuyện này trong “Hội chứng làm hài lòng mọi người: Anh chàng tốt bụng không biết cách nói không”:

Có một người phụ nữ từ lâu đã đau khổ vì thái độ “không biết nói không”. Cô ấy không bao giờ nói “không” với người khác.

Vì cô ấy không biết cách nói “không” nên mọi người đều nghĩ cô ấy là người tốt và yêu cầu làm bất cứ việc gì khó khăn.

Khi còn học, cô không từ chối khi người khác nhờ cô giúp làm bài tập về nhà.

Sau giờ làm, đồng nghiệp thường lấy xe của cô về nhà, cô không biết phải từ chối thế nào. Đến mức cô ấy trở nên cực kỳ hướng nội và cảm thấy cuộc sống rất mệt mỏi.

Trong tâm lý xã hội, chuyên gia gọi là “người có tính cách làm hài lòng mọi người”. Họ coi trọng nhu cầu của người khác hơn, vì vậy người khác sẽ nghĩ rằng họ  tốt bụng và khiêm tốn, nhưng bên trong họ lại nhạy cảm và nhút nhát.

Một nhà tâm lý học cho biết: Có lòng dũng cảm để nói “không” là sự tuyên bố chủ quyền, tách biệt bản thân khỏi những thứ bên ngoài, đấu tranh cho quyền tự chủ và thể hiện lợi thế của bản thân.

Mỗi đứa trẻ cần có khả năng tự bảo vệ mình, học cách nói “không” và đấu tranh cho lợi ích chính đáng.

Vì vậy, bố mẹ nên:

Tôn trọng quyền sở hữu và chấp nhận sự từ chối của trẻ

Cho phép trẻ có quyền kiểm soát đồ đạc của mình và từ chối những thứ không thích. Ngay cả khi bố mẹ làm điều gì đó vui vẻ, trẻ vẫn có thể nói “không”.

Bồi dưỡng 5 năng lực này sớm, khả năng 99% trẻ có cuộc sống thành đạt - 11

Hãy để trẻ kiên trì với quyết định của mình

Nghiên cứu của Giáo sư Barbara Sahakian thuộc Đại học Cambridge cho thấy, một người có thể đưa ra tới 3.500 quyết định mỗi ngày.

“Cuộc sống là một quá trình lựa chọn liên tục.”

Chúng ta đều hy vọng rằng trẻ suy nghĩ độc lập, đưa ra phán đoán và quyết định dứt khoát, vì vậy cần rèn luyện cho trẻ khả năng đưa ra quyết định.

Bố mẹ không nên ngăn cản trẻ mặc những bộ quần áo mà trẻ muốn.

Hãy để trẻ tự quyết định xem muốn học lớp năng khiếu nào.

Hãy cung cấp cho trẻ một số kiến ​​thức cơ bản để tự đưa ra quyết định cho mình.

Việc trẻ có cuộc sống tốt đẹp và tương lai tươi sáng, thực ra không phụ thuộc vào điểm số phần lớn ảnh hưởng từ năng lực.

Nếu trẻ biết cách tự lập, sẽ có thể chấp nhận và thách thức mọi môi trường không thoải mái. Hay trẻ có sức bền bỉ lớn, thì không khó khăn nào đánh bại được. Vì vậy, hãy dạy trẻ cách quản lý những ham muốn, có lòng đồng cảm, kỹ năng xã hội tốt hơn. Bởi những khả năng cơ bản là nền tảng của cuộc sống trẻ trong tương lai.

Nguồn: https://arttimes.vn/gia-dinh/boi-duong-5-nang-luc-nay-som-kha-nang-99-tre-co-cuoc-song-thanh-dat-c59a59848.html