Trẻ tuổi dậy thì với nhiều thay đổi lớn, cả về mặt thể chất, tâm lý và cảm xúc.
Trong quá trình giáo dục nhiều bậc bố mẹ thường rơi vào tình trạng dù đã cố gắng hết sức để trao cho con đủ quyền tự do, lựa chọn nhưng trẻ ngày càng nổi loạn.
Hiện tượng này có vẻ mâu thuẫn, nhưng thực tế chứa đựng những nguyên tắc tâm lý và xã hội sâu sắc, liên quan đến nhiều khía cạnh như sự cân bằng trong mối quan hệ bố mẹ – con cái, giai đoạn phát triển của trẻ và phương thức giao tiếp. Cụ thể, các chuyên gia liệt kê ra 4 nguyên nhân chủ yếu để giải thích cho vấn đề này.
Phản ứng tự nhiên trong giai đoạn sinh trưởng
Điều quan trọng cần nhận ra rằng trẻ trải qua nhiều giai đoạn phát triển tâm lý khi lớn lên, mỗi thời điểm đều có thách thức và phản ứng cụ thể. Đặc biệt ở tuổi thiếu niên, trẻ bắt đầu hình thành ý thức về bản thân, ham muốn độc lập, và giảm dần sự phụ thuộc vào bố mẹ. Giai đoạn này mang lại nhiều thay đổi lớn, về mặt thể chất, tâm lý và cảm xúc. Trẻ thường tìm kiếm sự khẳng định bản thân, khám phá thế giới xung quanh, dẫn đến việc thể hiện sự tự tồn tại của mình thông qua những hành vi nổi loạn.
Kiểu nổi loạn này không hoàn toàn nhằm vào việc thiếu kính trọng bố mẹ, mà là một hiện tượng tự nhiên trong quá trình trưởng thành. Đó là cách để trẻ khám phá ranh giới của bản thân, thử nghiệm các giá trị mới, và tìm kiếm danh tính riêng.
Trong quá trình này, trẻ có thể đặt ra câu hỏi về các quy tắc, truyền thống gia đình, và những kỳ vọng mà bố mẹ đã đặt ra. Trẻ cũng thích thử nghiệm những phong cách sống khác nhau, từ cách ăn mặc đến sở thích cá nhân, như một phần của việc tìm kiếm bản sắc riêng.
Thực tế, những hành vi này thường phản ánh nhu cầu sâu sắc hơn về việc khẳng định bản thân và sự tìm kiếm độc lập. Ngay cả khi bố mẹ hoàn toàn tôn trọng và hỗ trợ, trẻ vẫn có thể tỏ ra nổi loạn do phát triển nội tâm phong phú. Trẻ đang trong quá trình khám phá, và đôi khi sự chống đối có thể là một cách để trẻ thể hiện cảm xúc, sự không hài lòng, hoặc đơn giản là mong muốn được công nhận như một cá nhân độc lập.
Phản ứng tự nhiên trong giai đoạn sinh trưởng.
Khoảng cách giữa kỳ vọng và thực tế
Khi bố mẹ quá chú trọng đến việc tôn trọng mong muốn và lựa chọn, có thể vô tình đặt ra kỳ vọng rằng trẻ phải luôn đưa ra những quyết định hợp lý và chín chắn.
Tuy nhiên, khả năng nhận thức và khả năng quản lý cảm xúc của trẻ vẫn đang phát triển, và những lựa chọn thường dựa trên xung động tức thời hoặc quan điểm hạn chế. Điều này có thể dẫn đến những quyết định không mấy sáng suốt, trong khi đó bố mẹ lại kỳ vọng rằng trẻ sẽ có thể tự mình cân nhắc và lựa chọn đúng đắn.
Bố mẹ có thể cảm thấy thất vọng khi hành vi của con không phù hợp với mong đợi hoặc chuẩn mực xã hội. Phản hồi đầy cảm xúc này có thể khiến trẻ cảm thấy rằng “dù cố gắng làm theo cách của con thì cũng sẽ không bao giờ đủ tốt”. Trẻ dần bị áp lực để chứng tỏ rằng có thể làm tốt hơn, dẫn đến cảm giác thiếu tự tin và lo âu.
Hơn nữa, việc bố mẹ không nhận ra rằng trẻ đang trong quá trình học hỏi từ sai lầm, dần cảm thấy không được chấp nhận. Điều này làm suy yếu lòng tự trọng, giảm động lực trong việc thử nghiệm và khám phá bản thân.
Ảnh hưởng của cách giao tiếp
Tôn trọng trẻ không có nghĩa là chấp nhận mọi hành vi của trẻ một cách vô điều kiện. Chìa khóa nằm ở cách giao tiếp hiệu quả. Nếu bố mẹ chỉ nhấn mạnh sự tôn trọng một cách đơn phương mà thiếu sự hướng dẫn, giáo dục về hành vi, hoặc phong cách giao tiếp quá tự do, trẻ có thể hiểu lầm rằng “Con muốn làm gì thì làm mà không phải gánh chịu hậu quả”.
Sự hiểu lầm này có thể khiến trẻ thiếu tinh thần trách nhiệm và dễ đưa ra những quyết định bốc đồng, không phù hợp. Giao tiếp hiệu quả phải bao gồm quá trình lắng nghe, thấu hiểu, đặt ra ranh giới hợp lý và cùng nhau tìm ra giải pháp.
Trong khi đó, nhiều phụ huynh dùng lời lẽ, thái độ gay gắt để phàn nàn khi trẻ làm sai, đây cũng là một trong những lý do khiến trẻ dễ nổi loạn hơn.
Ảnh hưởng của cách giao tiếp.
Tìm kiếm chính mình
Trong thời niên thiếu, trẻ đặc biệt cần xác định bản thân thông qua những khác biệt của mình với người khác, trong đó có bố mẹ. Việc tìm kiếm sự khác biệt này đôi khi thể hiện dưới dạng nghi ngờ hoặc nổi loạn chống lại các quy tắc gia đình.
Bố mẹ càng tôn trọng cá tính, trẻ càng cố gắng khẳng định tính độc lập thông qua những hành vi nổi loạn một cách công khai hơn. Vì vậy, bố mẹ cần hiểu và chấp nhận rằng đây là một phần trong quá trình phát triển của trẻ, đồng thời tìm ra những cách thích hợp để hướng dẫn khám phá theo hướng lành mạnh.
Tìm kiếm chính mình.
Hành vi nổi loạn của trẻ không hoàn toàn là phản ứng trực tiếp trước sự kính trọng của bố mẹ, mà là kết quả của nhiều yếu tố khác nhau. Vì vậy, việc hiểu rõ giai đoạn tăng trưởng, điều chỉnh kỳ vọng, tối ưu hóa phương pháp giao tiếp, cũng như đưa ra hướng dẫn, hỗ trợ cần thiết là chìa khóa để giảm thiểu mâu thuẫn này. Hãy dạy trẻ cách thực hiện quyền tự do một cách có trách nhiệm. phát triển thành người độc lập và khỏe mạnh.
Nguồn: https://arttimes.vn/gia-dinh/bo-me-yeu-thuong-het-muc-nhung-tre-van-khong-ngoan-4-ly-do-tiet-lo-su-that-c59a56587.html