Có 4 quy tắc cơ bản bố mẹ nên áp dụng nhằm nuôi dưỡng trẻ lớn lên tự tin, sống có trách nhiệm.
Theo giáo dục Tao Xingzhi, bố mẹ phải đầy tình yêu thương và nguyên tắc vững vàng khi giáo dục con, không thể chiều chuộng một cách mù quáng.
Nếu bố mẹ quá buông thả khi con còn nhỏ, sẽ trở thành nỗi tiếc nuối khi lớn lên. Vì vậy, bố mẹ cũng cần phải “nhẫn tâm” đúng lúc và có chừng mực, không nên cưng chiều hay bao bọc con quá mức.
Cụ thể, nếu bố mẹ buông bỏ được 4 điều, sẽ tạo điều kiện cho trẻ phát triển tính tự lập, có trách nhiệm và hiểu được giá trị của bản thân.
Nếu trẻ làm sai sẽ bị phạt nghiêm khắc
Khi trẻ mắc lỗi, bố mẹ nên “tàn nhẫn” để hiểu nội quy, tôn trọng và biết điều gì nên làm, không nên làm.
“Quy tắc bếp nóng” nổi tiếng trong tâm lý học có câu: Nếu một người vi phạm quy tắc thì giống như chạm vào bếp lò chắc chắn sẽ bị thương. Hiểu đơn giản, nếu không biết “trừng phạt”, có thể áp dụng quy tắc này và biện pháp phù hợp để trẻ biết mình sai và kiềm chế hành vi.
Trước hết phải tuân thủ nguyên tắc “sai lầm phải bị trừng phạt”. Không nên nghĩ rằng những lỗi lầm trẻ mắc phải là nhỏ nhặt và vô hại, hay trẻ còn nhỏ, chưa nhạy bén nên hãy quên đi.
Bố mẹ tuân thủ các nguyên tắc và cho trẻ biết rằng nếu làm sai, sẽ phải chịu trách nhiệm.
Tiếp theo, hình phạt phải phù hợp. Mục đích của việc phạt là để trẻ nhận ra lỗi lầm và không tái phạm nữa, đồng thời hình phạt phải có tính toán hợp lý để đạt được mục tiêu, tránh làm tổn thương trẻ.
Cuối cùng, khi phạt trẻ, phải có thái độ nhất quán. Một số bố mẹ phạt con thật nặng, nhưng sau đó lại cảm thấy đau khổ và “rút lại” để dỗ dành.
Thái độ mâu thuẫn này không có tác dụng, ngược lại khiến trẻ cảm thấy bố mẹ “không chắc chắn”, không hiểu được ý nghĩa thực sự của việc phạt.
Hình phạt không phải mục đích mà là phương tiện giúp trẻ nhận ra lỗi lầm và sửa chữa. Khi bố mẹ dám trừng phạt con “khó nhằn”, nhằm nuôi dưỡng trẻ thành người biết tiến, biết lùi và có tinh thần trách nhiệm.
Nếu trẻ làm sai sẽ bị phạt nghiêm khắc.
Nếu trẻ không kiên trì, hãy thúc giục cứng rắn
Vào đầu thế kỷ 20, nhà tâm lý học Michael Anderson và bác sĩ nhi khoa Tim Johansson nhận thấy trẻ em, thanh thiếu niên ngày nay dường như thiếu những quan điểm đa dạng và tinh thần kiên trì.
Họ đã chỉ ra rằng sự dễ dàng trong việc tiếp cận thông tin và giải trí qua các thiết bị công nghệ hiện đại hiến trẻ trở nên thiếu nhẫn nại, không còn khả năng chịu đựng những khó khăn hay thất bại trong quá trình học tập và phát triển.
Vì vậy, đối với những đứa trẻ dễ nản lòng, bố mẹ nên “nhẫn tâm”, tạo cho trẻ cơ hội trải nghiệm cảm giác thành tựu mà sự chăm chỉ mang lại. Việc để trẻ tự mình vượt qua thử thách, dù là những điều nhỏ, sẽ giúp trẻ nhận thức được giá trị của công sức và sự kiên trì.
Khi trẻ trải qua những khó khăn và cuối cùng đạt được mục tiêu, cảm giác hài lòng, tự tin sẽ hình thành, thúc đẩy trẻ tiếp tục cố gắng trong tương lai.
Kiên trì là con đường nhanh dẫn đến thành công. Khi bố mẹ không từ bỏ trách nhiệm giám sát và hỗ trợ, trẻ sẽ có cơ hội phát triển tính kiên trì và không dễ dàng bỏ cuộc.
Những bậc phụ huynh thông thái sẽ biết cách tạo ra môi trường khuyến khích, nơi trẻ có thể thử nghiệm, thất bại và đứng dậy một lần nữa. Họ sẽ đặt ra những mục tiêu hợp lý và thách thức, đồng thời cung cấp những phản hồi tích cực để trẻ cảm thấy động lực trong việc tiếp tục phấn đấu.
Hơn nữa, việc nuôi dưỡng tinh thần kiên trì còn giúp trẻ phát triển những kỹ năng sống cần thiết cho tương lai. Trong một thế giới đầy những biến động và thách thức, khả năng vượt qua khó khăn, duy trì động lực là vô cùng giá trị.
Tạo cho trẻ cơ hội trải nghiệm cảm giác thành tựu mà sự chăm chỉ mang lại.
Nếu muốn lười biếng, hãy để trẻ làm chăm chỉ
Có câu nói: “Sự lười biếng của trẻ là do chính bố mẹ nuôi dưỡng.” Nhiều bậc bố mẹ phàn nàn rằng trẻ không làm tốt mọi việc, quần áo không gấp gọn, trái cây chưa rửa đã ăn, và những thói quen này đôi khi khiến họ cảm thấy thất vọng. Tuy nhiên, điều quan trọng là nhận ra rằng việc nuôi dưỡng tính tự lập và trách nhiệm ở trẻ không chỉ là nhiệm vụ của mỗi cá nhân, mà còn là trách nhiệm chung của cả gia đình.
Việc bố mẹ can thiệp quá nhiều vào cuộc sống hàng ngày của trẻ có thể tạo ra cảm giác phụ thuộc, không có cơ hội học hỏi và phát triển các kỹ năng cần thiết. Trong khi đó, cho phép trẻ tham gia vào các công việc gia đình như gấp quần áo, rửa trái cây hay dọn dẹp phòng sẽ giúp trẻ nhận thức được giá trị của sự nỗ lực và trách nhiệm.
Sớm hay muộn, trẻ sẽ rời xa bố mẹ và hòa nhập vào xã hội. Đây chính là lý do tại sao việc chuẩn bị cho trẻ những kỹ năng sống cần thiết ngay từ khi còn nhỏ là quan trọng. Bố mẹ nên xem đây là một quá trình giáo dục, nơi trẻ có cơ hội khám phá khả năng và phát triển sự tự tin.
Nhà giáo dục Chen Heqin nói: “Việc gì trẻ có thể tự làm được thì hãy để trẻ làm.” Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khuyến khích trẻ tự lập.
Trẻ có thể tự mình trải nghiệm và hiểu biết, thậm chí nếu thất bại, vẫn học hỏi từ đó. Khi trẻ đối mặt với thất bại, sẽ học cách kiên nhẫn, tìm kiếm giải pháp và phát triển khả năng thích nghi.
Cho phép trẻ tham gia vào các công việc gia đình nhằm nhận thức được giá trị của sự nỗ lực và trách nhiệm.
Để trẻ trải qua cảm giác thất bại
Thoeo triết gia Herbert Spencer, “Nỗi thất vọng là người thầy tốt nhất của trẻ và bố mẹ nên để chúng trải nghiệm điều đó”.
Trong cuộc sống, nhiều bậc phụ huynh không muốn nhìn thấy con phải chịu bất kỳ thất vọng, nên vội đáp ứng mọi điều con yêu cầu.
Tuy nhiên, đứa trẻ lớn lên dưới sự chiều chuộng, thường có ý chí yếu kém và khả năng chống lại thất bại thấp.
Vì vậy, trong cuộc sống hàng ngày, thay vì theo sát con trong mọi việc, hãy để trẻ trải qua cảm giác không hài lòng một cách thích hợp.
Mọi loài thực vật và cây cối trong tự nhiên đều phát triển mạnh nhờ gió và nắng. Cây cao chót vót không thể trồng được trong nhà kính, chỉ trải qua mưa gió mới có thể phát triển mạnh mẽ hơn. Đối với trẻ em cũng vậy.
Yêu thương con cái là bản năng của bố mẹ, nhưng phần lớn tình yêu có lợi đa phần xuất phát từ sự “tàn nhẫn” đúng cách.
Nguồn: https://arttimes.vn/gia-dinh/bo-me-nhan-tam-trong-4-dieu-tuong-lai-con-rong-mo-song-o-dau-thanh-cong-theo-den-do-c59a56537.html