Đóng

Mẹ và Bé

Bố mẹ có con “nghiện học” sở hữu 3 đức tính, mỗi phẩm chất đều là may mắn cho con

Giáo dục là yếu tố quyết định sự phát triển của trẻ, và trong đó, vai trò của bố mẹ là vô cùng quan trọng.

Từ những năm tháng đầu đời, cách mà bố mẹ giáo dục và hướng dẫn con cái sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến nhân cách, tư duy, và hành vi của trẻ.

Bố mẹ là những người đầu tiên dạy trẻ những kiến thức cơ bản về cuộc sống, từ ngôn ngữ đến các kỹ năng xã hội.

Mới đậy, một cuộc khảo sát tại Bắc Kinh, Trung Quốc cho thấy, những đứa trẻ có tinh thần ham học hỏi, trách nhiệm cao và dễ đạt được cuộc sống thành công khi trưởng thành, thường được nuôi dưỡng từ phụ huynh có 3 phẩm chất nổi bật.

Bố mẹ có con “nghiện học" sở hữu 3 đức tính, mỗi phẩm chất đều là may mắn cho con - 1

Bố mẹ có con “nghiện học" sở hữu 3 đức tính, mỗi phẩm chất đều là may mắn cho con - 2

Thực sự thấu hiểu, dành tình yêu thương cho con

Sự hỗ trợ mà bố mẹ dành cho con giống như một nguồn năng lượng lớn, có thể truyền động lực đến trẻ ở mức độ lớn nhất. Khi bố mẹ khuyến khích và tạo điều kiện để trẻ phát triển, sẽ cảm thấy tự tin hơn và có động lực để khám phá bản thân cũng như thế giới xung quanh. Những lời động viên, sự công nhận và cơ hội được trải nghiệm sẽ giúp trẻ phát huy tối đa tiềm năng.

Tuy nhiên, mặt khác, một số phụ huynh chỉ tập trung vào kết quả học tập mà quên đi rằng sự phát triển không chỉ phụ thuộc vào điểm số.

Bố mẹ có thể vô tình làm ngơ trước những sở thích, tài năng đặc biệt và đam mê của trẻ. Việc này không chỉ dẫn đến sự thiếu hụt trong việc phát triển các kỹ năng mềm khiến trẻ cảm thấy không được thấu hiểu và trân trọng. Thậm chí, một số phụ huynh còn đổ lỗi, bác bỏ hoặc kìm nén những sở thích này, khiến trẻ dần mất đi ngọn lửa tò mò và đam mê trong trái tim mình.

Bố mẹ có con “nghiện học" sở hữu 3 đức tính, mỗi phẩm chất đều là may mắn cho con - 3

Thực sự thấu hiểu, dành tình yêu thương cho con.

Theo thời gian, khi trẻ không được khuyến khích theo đuổi những đam mê riêng, sự sáng tạo và khả năng khám phá sẽ bị dập tắt. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ mà còn dẫn đến việc trở nên thụ động trong việc học tập và phát triển bản thân.

Vì vậy, những bậc bố mẹ hiểu và tôn trọng tình yêu thương của con trong cuộc sống hàng ngày sẽ thường tự chủ hơn để hướng dẫn trẻ học tập.

Bố mẹ sẽ biết cách tạo ra một môi trường học tập khuyến khích sự sáng tạo, nơi trẻ có thể tự do khám phá và phát triển theo cách riêng.

Những bậc phụ huynh này là người hướng dẫn, bạn đồng hành, sẵn sàng lắng nghe và hỗ trợ con trong hành trình phát triển bản thân.

Bố mẹ có con “nghiện học" sở hữu 3 đức tính, mỗi phẩm chất đều là may mắn cho con - 4

Sẵn sàng giúp trẻ trở thành chính mình

Đặc biệt đối với trẻ vị thành niên, khi phải đối mặt với việc bố mẹ kiểm soát, trẻ dần thu mình và trở nên xa cách. Đây là cách mà trẻ thể hiện sự phản kháng, cố gắng tìm kiếm sự tự do và xác định bản thân trong một thế giới mới.

Khi trẻ cảm thấy rằng những kỳ vọng của bố mẹ quá cao và không phù hợp với khả năng, sở thích của mình, sẽ tìm mọi cách để khẳng định bản thân.

Cuối cùng, một vòng luẩn quẩn sẽ hình thành: Thành tích sa sút – bố mẹ tức giận – ép dạy kèm – con cái chống cự – mối quan hệ bố mẹ với con ngày càng xấu đi. Vòng lặp này làm tổn thương tâm lý, bố mẹ cảm thấy bất lực, không thể hiểu được con.

Hệ thống giáo dục và xã hội thường đặt nặng vào thành tích và điểm số, nhưng điều này có thể dẫn đến việc trẻ đánh mất đam mê và sự hứng thú với việc học. Trẻ cần có không gian để phát triển sở thích và khả năng riêng, thay vì chỉ chạy theo những tiêu chuẩn mà người lớn đặt ra.

Bố mẹ có con “nghiện học" sở hữu 3 đức tính, mỗi phẩm chất đều là may mắn cho con - 5

Sẵn sàng giúp trẻ trở thành chính mình.

Trong cuốn sách “Sự xung đột trong chúng ta,” có câu: “Bản chất của mọi tuyệt vọng là tuyệt vọng vì không thể là chính mình.” Nói cách khác, cả người lớn và trẻ em đều có động lực để trở thành chính mình.

Tuy nhiên, bố mẹ vô tình làm giảm đi điều này trong quá trình nuôi day.  Kết quả là, mối quan hệ gia đình trở nên căng thẳng, ảnh hưởng đến mọi khía cạnh, bao gồm cả việc học tập của trẻ.

Để phá vỡ vòng luẩn quẩn này, bố mẹ cần lắng nghe, thấu hiểu và tôn trọng những mong muốn của trẻ. Sự hỗ trợ và khuyến khích từ phụ huynh sẽ củng cố mối quan hệ gia đình, tạo ra môi trường học tập tích cực và đầy cảm hứng. Thực tế, sự tự do để trở thành chính mình chính là chìa khóa mở ra cánh cửa thành công và hạnh phúc trong cuộc sống của trẻ.

Bố mẹ có con “nghiện học" sở hữu 3 đức tính, mỗi phẩm chất đều là may mắn cho con - 6

Bố mẹ yêu thương chính mình tác động tích cực đến con

Nhiều phụ huynh tập trung quá nhiều vào đứa trẻ mà bỏ bê sự phát triển của bản thân. Bố mẹ thường đặt hết kỳ vọng vào con, hy vọng rằng những nỗ lực và ước mơ của mình sẽ được hiện thực hóa thông qua thành công của trẻ.

Tuy nhiên, nhà tâm lý học Kohut đã từng nói: “Bố mẹ bạn là ai quan trọng hơn bố mẹ bạn làm gì.” Điều này nhấn mạnh rằng hình mẫu mà bố mẹ tạo ra cho con cái không chỉ đến từ những thành tựu bên ngoài ,mà còn từ sự trưởng thành và phát triển cá nhân của chính họ.

Vì vậy, thay vì dành hết kỳ vọng cho con, tốt hơn hết bố mẹ nên trưởng thành và chăm chỉ để tỏa sáng. Việc này giúp bố mẹ trở thành những hình mẫu tích cực, tạo ra môi trường tốt nhất cho trẻ phát triển. Khi bố mẹ thể hiện sự đam mê, kiên trì và yêu thích cuộc sống, trẻ sẽ học được những giá trị này và áp dụng vào cuộc sống của mình.

Bố mẹ có con “nghiện học" sở hữu 3 đức tính, mỗi phẩm chất đều là may mắn cho con - 7

Bố mẹ yêu thương chính mình tác động tích cực đến con.

Bố mẹ muốn con mình trở thành người như thế nào thì trước tiên hãy trở thành người đó. Nếu bố mẹ có lòng nhân ái, kiên nhẫn và tinh thần cầu tiến, trẻ sẽ tự nhiên tiếp thu những phẩm chất này. Trong thực tế, nhìn những đứa trẻ ham học và có tính tự chủ cao, nhìn vào bố mẹ thường có ba đặc điểm nổi bật: Sự tự tin, khả năng giao tiếp tốt và một tâm hồn cởi mở.

Hầu hết những đứa trẻ được cha mẹ nuôi dạy với ba đặc điểm này đều tràn đầy tình yêu thương cho tương lai. Chúng không chỉ có động lực học tập mà còn biết cách tự lập và tìm kiếm cơ hội, từ đó phát triển toàn diện về mọi mặt. Bằng cách này, nếu không có sự giám sát, cằn nhằn và nhắc nhở thường xuyên, trẻ sẽ thay đổi suy nghĩ thông thường từ “Tôi phải học” thành “Tôi muốn học.”

Nguồn: https://arttimes.vn/gia-dinh/bo-me-co-con-nghien-hoc-so-huu-3-duc-tinh-moi-pham-chat-deu-la-may-man-cho-con-c59a54848.html