
Theo các chuyên gia, giữa hai kiểu trẻ thích được bế và không bế từ nhỏ sẽ có một số khác biệt nhất định.
Mỗi bậc bố mẹ có cách chăm sóc con khác nhau. Ví dụ, một số bố mẹ thích bế để dỗ con ngủ, nhưng phụ huynh khác thường để trẻ tự chơi nhằm trở nên mạnh mẽ.
Khi bàn đến việc dỗ trẻ ngủ, một số bố mẹ cho rằng không nên bế trẻ trên tay vì dễ hình thành thói quen ngủ xấu, về sau sẽ không ngủ nếu không được bế. Họ tin rằng, nếu trẻ được bế quá nhiều, sẽ phụ thuộc vào sự có mặt của người lớn để có thể đi vào giấc ngủ, dẫn đến những khó khăn trong việc tự lập sau này.
Ngược lại, những phụ huynh thích bế trẻ lại cho rằng việc này sẽ tạo ra sự gần gũi, an toàn và thân thiết, trẻ cảm thấy được yêu thương và bảo vệ.
Từ những quan niệm khác nhau, chúng ta có thể thấy đôi khi bố mẹ bối rối về việc có nên “bế” hay “không bế” trẻ. Và liệu có bất kỳ tác động lâu dài nào đến sự phát triển tâm lý và cảm xúc của trẻ hay không.
Vậy, liệu có sự khác biệt nào giữa trẻ được bế và không được bế (để tự nằm chơi) khi lớn lên không? Theo các chuyên gia, giữa hai kiểu trẻ này sẽ có một số khác biệt nhất định.
Phát triển cảm xúc, cảm giác an toàn
Nhiều bậc bố mẹ có xu hướng bỏ qua sự phát triển cảm xúc của con, cho rằng trẻ “không nhớ” hoặc “không hiểu” khi còn nhỏ, vậy nên chưa quan tâm quá nhiều đến việc bồi dưỡng cảm xúc. Kể cả có làm thế thì khi lớn lên, trẻ cũng sẽ quên.
Quan điểm này thường xuất phát từ sự hiểu lầm về cách trẻ phát triển và những gì trẻ thực sự trải nghiệm trong những năm tháng đầu đời.
Mặc dù trẻ có thể không nhớ nhiều thứ khi còn rất nhỏ, nhưng không có nghĩa là trẻ không cần được bồi dưỡng về mặt cảm xúc. Những trải nghiệm cảm xúc dù nhỏ, đều có ảnh hưởng sâu sắc đến cách trẻ nhìn nhận thế giới và tương tác với người khác. Các nghiên cứu đã chỉ ra, những năm đầu đời là thời điểm vàng để hình thành nền tảng cho sự phát triển cảm xúc.
Do đó, nếu bố mẹ thường xuyên ôm ấp, quan tâm về mặt tình cảm, cho con cảm giác an toàn đầy đủ, và tạo ra nhiều cơ hội giao tiếp, trẻ sẽ được trải nghiệm nhiều yếu tố tình cảm tích cực.
Điều này giúp trẻ phát triển khả năng nhận diện, quản lý cảm xúc, nâng cao sự đồng cảm với người khác. Những trẻ được nuôi dưỡng trong môi trường đầy yêu thương sẽ có khả năng xây dựng các mối quan hệ tích cực hơn trong tương lai.
Nói cách khác, trẻ thường xuyên được bế, hay ôm ấp, nhận được sự quan tâm khi còn nhỏ sẽ có trí tuệ cảm xúc cao và tự tin hơn khi lớn lên.
Hơn nữa, sự quan tâm về mặt cảm xúc giúp trẻ phát triển sự tự tin. Khi trẻ cảm thấy được yêu thương và chấp nhận, sẽ có xu hướng tin tưởng vào bản thân.
Khác biệt về nhận thức
Việc trẻ thường xuyên được bế hay để tự nằm chơi khi còn nhỏ có tác động rất lớn đến suy nghĩ và hành vi. Những trải nghiệm này định hình cách trẻ cảm nhận về thế giới xung quanh, hưởng đến sự phát triển tâm lý trong đời.
Như đã nói ở trê, trẻ thường xuyên được ôm ấp và nhận đủ quan tâm từ bố mẹ sẽ cảm thấy an toàn và yêu thương. Sự kết nối này giúp trẻ cảm thấy thoải mái trong môi trường xã hội, khuyến khích tham gia vào các hoạt động nhóm, nơi tinh thần hợp tác và làm việc chung trở thành điều cần thiết.
Vì vậy, đa phần trẻ được ôm, bế nhiều có khả năng thích nghi tốt hơn với xã hội, hiểu được tinh thần làm việc nhóm và biết cách tương tác với người khác.
Hơn nữa, giúp trẻ phát triển khả năng đồng cảm, một yếu tố quan trọng trong việc hình thành các mối quan hệ bền vững.
Trẻ thường xuyên được ôm ấp và nhận đủ quan tâm từ bố mẹ sẽ cảm thấy an toàn và yêu thương.
Khả năng phát triển bản thân
Đa phần chúng ta nghĩ rằng trẻ thường xuyên được bế nhận được nhiều sự chăm sóc từ bố mẹ hơn, giảm khả năng tự lập. Hay trẻ thường xuyên nằm chơi ít phụ thuộc vào bố, nên năng lực cá nhân sẽ mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, thực tế lại trái ngược, theo một số tài liệu nghiên cứu, trẻ thường xuyên được bế có xu hướng phát triển năng lực cá nhân tốt hơn.
Nếu trẻ được ôm thường xuyên, sẽ có cảm giác an toàn, vì vậy hình thành thái độ tích cực. Cảm giác an toàn này giúp trẻ phát triển sự tự tin, khuyến khích trẻ khám phá thế giới xung quanh mà không sợ hãi. Ví dụ, trẻ tò mò hơn, muốn vượt qua khó khăn, muốn tự mình thử nghiệm nhiều thứ,… Điều này là do trẻ đã có đủ cảm giác an toàn để dám bước ra khỏi vùng an toàn.
Khi đó, trẻ có nhiều kinh nghiệm, học được cách giải quyết vấn đề và phát triển kỹ năng tư duy phản biện qua những trải nghiệm mới mẻ. Trẻ thường xuyên sẽ có xu hướng tham gia vào các hoạt động xã hội, không ngần ngại giao tiếp và kết bạn.
Cảm giác an toàn giúp trẻ phát triển sự tự tin, khuyến khích trẻ khám phá thế giới xung quanh.
Ngược lại, trẻ nằm tự chơi đôi khi không được đáp ứng nhu cầu gần gũi kịp thời, dễ hình thành cảm xúc lo lắng, hoảng loạn do thiếu cảm giác an toàn bên trong. Thiếu sự chăm sóc và ôm ấp có thể khiến trẻ cô đơn và không được yêu thương, dẫn đến việc trở nên nhút nhát và ngại giao tiếp.
Hơn nữa, những trẻ có thể phát triển thói quen trốn tránh các tình huống khó khăn, điều này sẽ cản trở sự phát triển cá nhân.
Nhiều nghiên cứu tâm lý học xác nhận, cảm giác an toàn thời thơ ấu có ảnh hưởng nhất định đến trẻ trong suốt cuộc đời. Môi trường an toàn và yêu thương sẽ giúp trẻ xây dựng nền tảng vững chắc cho để phát triển cảm xúc và kỹ năng xã hội.
Tuy vậy, không phải lúc nào bố mẹ cũng vội bế trẻ. Mặc dù việc ôm ấp và bế trẻ mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng nên cân nhắc thời điểm và cách thức thực hiện. Đối với trẻ lớn, nên khuyến khích tự chơi và khám phá.
Nguồn: https://arttimes.vn/gia-dinh/bo-me-chua-nhan-ra-diem-khac-biet-giua-tre-thich-be-va-tre-thich-nam-cang-lon-len-khoang-cach-cang-xa-c59a60014.html