
Hãy biến giờ ra chơi thành một cơ hội để trẻ vừa vui chơi, vừa nạp năng lượng cho cơ thể.
Đối với trẻ nhỏ, giờ ra chơi không chỉ là thời gian được “xả” sau giờ học, mà còn là khoảng nghỉ lý tưởng để cơ thể kịp nạp lại năng lượng. Tuy nhiên, thực tế không ít bé bỏ bữa phụ, ăn vặt thiếu lành mạnh, hoặc chạy nhảy quá sức khi bụng đói – dẫn đến uể oải, mất tập trung, thậm chí ảnh hưởng tiêu hoá.
Việc tập cho con thói quen nạp năng lượng khoa học trong giờ chơi là một hành động nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn trong hành trình phát triển thể chất – trí tuệ lâu dài.
Sau 2–3 tiết học đầu, trẻ đã tiêu hao phần lớn năng lượng nạp vào buổi sáng. Vì vậy, cơ thể trẻ cần bổ sung nhanh năng lượng sạch, dễ tiêu, để duy trì sự tập trung và tinh thần ổn định cho buổi học tiếp theo.
Đặc biệt với trẻ đang phát triển chiều cao, trí não, việc nạp đúng lúc hỗ trợ hiệu quả hấp thu dinh dưỡng. Vậy trẻ nên ăn gì và tránh ăn gì trong giờ ra chơi nhằm bổ sung năng lượng hiệu quả?
Gợi ý 4 món trẻ NÊN bổ sung trong giờ ra chơi
Sữa
Chuối
Dâu tây
Bánh quy
Khuyến cáo 3 món TRÁNH cho trẻ ăn trong giờ ra chơi
Đồ uống có gas
Kẹo ngọt
Đồ chiên rán
Trẻ nhỏ hay quên vậy nên tạo thói quen này thế nào?
Trẻ nhỏ thường hay quên và chưa có khả năng tự hình thành thói quen tốt một cách tự nhiên. Do đó, xây dựng thói quen uống sữa và ăn uống lành mạnh cho trẻ cần có sự hướng dẫn và hỗ trợ từ bố mẹ.
Đặt thời gian cố định: Bố mẹ nên thời gian cụ thể cho trẻ uống sữa và ăn trái cây như dâu tây, chuối mỗi ngày. Ví dụ, cho trẻ uống sữa vào giờ ăn nhẹ giữa buổi. Sử dụng đồng hồ báo thức hoặc lịch treo tường để nhắc nhở trẻ đến giờ uống sữa hoặc ăn trái cây.
Chơi khi uống: Biến việc uống sữa thành một trò chơi hoặc hoạt động thú vị. Hãy cho trẻ tham gia vào việc chuẩn bị sữa, như chọn loại sữa hoặc cắt trái cây.
Bày trái cây ra nơi dễ thấy: Đặt trái cây như dâu tây, chuối ở những nơi dễ thấy, như trên bàn ăn hoặc trong tủ lạnh, để trẻ dễ dàng nhìn thấy và chọn. Hãy ăn uống lành mạnh trước mặt trẻ. Trẻ sẽ học hỏi từ đó và có xu hướng muốn làm theo.
Khen Ngợi: Khi trẻ uống sữa hoặc ăn trái cây, hãy khen ngợi và động viên. Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy tự hào và muốn tiếp tục thói quen đó. Mỗi lần trẻ uống sữa hoặc ăn trái cây, hãy cho trẻ một dấu sao. Sau khi đạt đủ sao, trẻ có thể nhận được một phần thưởng nhỏ.
Kiên nhẫn và liên tục: Việc tạo thói quen cần thời gian, hãy kiên nhẫn và liên tục nhắc nhở trẻ thực hiện thói quen tốt.
Tránh ép buộc trẻ ăn hoặc uống, thay vào đó, hãy khuyến khích và tạo môi trường tích cực để trẻ tự nguyện tham gia.
Nguồn: https://arttimes.vn/gia-dinh/tap-thoi-quen-tu-nho-gio-ra-choi-la-gio-nap-nang-luong-c59a60707.html