Đóng

Mẹ và Bé

Con gái hỏi “Bao cao su là gì hả mẹ?”, người mẹ khéo léo trả lời đáng để học hỏi

Câu hỏi này có thể là một dấu hiệu cho thấy trẻ đang bắt đầu tìm hiểu về cơ thể và các mối quan hệ.

Câu chuyện bắt đầu tại một gia đình nhỏ ở Trung Quốc, nơi có cô bé A Linh, 10 tuổi đang sống cùng bố mẹ. Một buổi chiều, khi đang giúp mẹ dọn dẹp nhà cửa, Linh tình cờ thấy một gói bao cao su trong ngăn kéo. Cô bé tò mò, ánh mắt sáng lên và hỏi mẹ: “Bao cao su là gì hả mẹ?”

Người mẹ nhìn thấy sự tò mò trong ánh mắt của con và cảm nhận đây là cơ hội để mở ra một cuộc trò chuyện quan trọng. Mẹ ngồi xuống bên cạnh A Linh, nhắm đến cách giải thích phù hợp với độ tuổi.

“Mẹ sẽ giải thích cho con,” mẹ bắt đầu. “Bao cao su là một loại vật dụng giúp bảo vệ trong quan hệ tình dục. Nó giúp ngăn ngừa thai ngoài ý muốn và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.”

A Linh lắng nghe chăm chú, đôi mắt vẫn ngập tràn thắc mắc. Mẹ tiếp tục “Mặc dù con chưa cần phải lo lắng về điều này bây giờ, nhưng khi lớn lên, con sẽ hiểu rằng việc bảo vệ và tôn trọng bản thân cũng như người khác là rất quan trọng.”

Cuộc trò chuyện diễn ra cởi mở, và A Linh cảm thấy thoải mái khi hỏi thêm nhiều câu hỏi khác liên quan.

Con gái hỏi "Bao cao su là gì hả mẹ?", người mẹ khéo léo trả lời đáng để học hỏi - 1

Ảnh minh họa.

Cuối cùng, A Linh cười và nói “Cảm ơn mẹ, con hiểu rồi!” Câu chuyện này thể hiện sự tò mò của trẻ, cũng như cho thấy tầm quan trọng của việc giáo dục giới tính một cách phù hợp và cởi mở trong gia đình.

Việc giải thích về bao cao su mở ra cơ hội để nói về sức khỏe sinh sản, tình dục an toàn và trách nhiệm trong mối quan hệ. Giáo dục giới tính từ sớm giúp trẻ phát triển tư duy đúng đắn và có trách nhiệm về cơ thể của mình.

Bậc phụ huynh nên khuyến khích trẻ hỏi thêm và tạo ra một không gian an toàn để trẻ có thể chia sẻ những thắc mắc mà không cảm thấy xấu hổ.

Ngoài việc giải thích về bao cao su, phụ huynh cũng nên nói về tầm quan trọng của việc tôn trọng bản thân và người khác trong các mối quan hệ. Giáo dục về tình yêu, sự đồng thuận và trách nhiệm là điều cần thiết.

Bằng cách trả lời một cách cởi mở và chân thành, bố mẹ có thể giúp trẻ hiểu biết hơn về bản thân và xây dựng những mối quan hệ lành mạnh trong tương lai. Hãy để trẻ cảm thấy thoải mái khi nói về những vấn đề này, vì đó là một phần không thể thiếu trong quá trình trưởng thành.

Từ câu chuyện trên, chuyên gia tâm lý Nguyễn Ngọc Vui cũng đưa ra một số nhận định rõ và chuyên sâu hơn, bố mẹ có thể tham khảo nhằm tìm ra phương hướng giáo dục phù hợp.

Con gái hỏi "Bao cao su là gì hả mẹ?", người mẹ khéo léo trả lời đáng để học hỏi - 2

Chuyên gia tâm lý Nguyễn Ngọc Vui.

Con gái hỏi "Bao cao su là gì hả mẹ?", người mẹ khéo léo trả lời đáng để học hỏi - 3

Khi trẻ hỏi về bao cao su, hay tò mò giới tính, bạn khác giới… bố mẹ nên trả lời thế nào để vừa rõ ràng vừa phù hợp với độ tuổi của con?

Mỗi độ tuổi sẽ phù hợp với bối cảnh và câu trả lời khác nhau.

Ví dụ, trẻ 5 tuổi cầm bao cao su và hỏi mẹ “Cái này là gì vậy, có phải đồ chơi không?” lúc này bố mẹ có thể trả lời “À, đây là món đồ chơi thú vị, con có thể đổ nước vào làm thành bong bóng”.

Trường hợp khác, trẻ 5 tuổi hỏi “Mẹ ơi, con được sinh ra thế nào?” “Con sinh ra từ nách hay bụng của mẹ” “Tại sao mẹ sinh con ra nhưng mọi người bảo con giống bố”… Với những câu hỏi trên, chúng ta cần xem xét kỹ về đồ tuổi lúc trẻ hỏi, và có câu trả lời phù hợp. Bởi theo từng độ tuổi trẻ sẽ nhận thức về vấn đề khác nhau.

Ví dụ thực tế từ gia đình tôi, khi con trai lên 7 tuổi, cậu bé hỏi “Tại con giống bố trong khi mẹ là người sinh con ra”. Lúc này chồng tôi trả lời con rằng “Khi hai người yêu nhau sẽ có mong muốn được gần gũi với nhau, lúc đó người nam (giống đực) sẽ tiêm vào người nữ (giống cái) một chất. Và từ chất đó hình thành nên em bé. Và đứa bé được người mẹ sinh ra, nhưng vì chất đó đến từ người nam nên em bé sẽ trông giống người nam. Tuy nhiên, chất đó chỉ được tiêm vào khi hai người đã là vợ chồng”. 

Câu chuyện trên dẫn chứng những điều xảy ra tự nhiên và hiển nhiên, với đứa trẻ 7 tuổi lúc này đó là cách giải thích phù hợp. Nhưng khi trẻ lên 12 tuổi, hầu như được học về giáo dục giới tính ở trường, biết về cơ quan sinh sản, hiểu về quan hệ tình dục là gì?… Vì vậy, ở mỗi độ tuổi sẽ tùy vào đặc thù tò mò của từng trẻ. Ví dụ, trẻ đã biết đó là bao cao su hay chưa, trẻ hiểu về khoái cảm trong tình dục chưa… Do đó, ở mỗi độ tuổi bố mẹ nên tìm ra cách cách giải đáp phù hợp cho con.

Dù ở độ tuổi nào, câu trả lời vẫn nên đáp ứng được tiêu chí: Đó là câu trả lời đúng. Bản thân tôi không khuyến khích bố mẹ trả lời như “Con cò mang con đến cho bố mẹ” “Bố mẹ nhặt con từ bãi rác” “Hai người nắm tay nhau là sẽ mang thai”… Bởi những câu trả lời này đi ngược với sự thật.

Con gái hỏi "Bao cao su là gì hả mẹ?", người mẹ khéo léo trả lời đáng để học hỏi - 4

Bố mẹ có nên duy trì một cuộc đối thoại liên tục và cởi mở về các vấn đề giới tính với con trong suốt quá trình trưởng thành?

Câu trả lời là có, vì những lý do sau đây!

– Trẻ cần phải biết những điều mà trong cuộc đời mình chắc chắn sẽ trải qua.

– Việc giáo dục giới tính sẽ đi đôi với phát triển tinh thần, thậm chí phát triển về mặt đạo đức, xã hội hóa giao lưu… Vì vậy, bố mẹ cần duy trì những cuộc đối thoại cởi mở.

Trong vài trường hợp, trẻ sẽ mở lời, và bố mẹ nên tận dụng tình huống đó để giáo dục. Ngược lại, trong vài tình huống bố mẹ nên chủ động đề cập.

Ví dụ, trong lúc bé trai và bé gái cùng chơi với nhau, nhưng bé trai thường xuyên vô ý giật tóc, kéo quần, tóc váy… lúc này bố mẹ nên nhắc nhở, dạy dỗ con sửa đổi thành những hành động phù hợp hơn. Vì vậy, những cuộc trò chuyện rất quan trọng, giúp trẻ tiếp nhận vấn đề từ từ.

Con gái hỏi "Bao cao su là gì hả mẹ?", người mẹ khéo léo trả lời đáng để học hỏi - 5

Làm thế nào để bố mẹ có thể kết hợp việc giáo dục giới tính với các giá trị đạo đức và văn hóa của gia đình?

Thực tế, tình dục là bản năng. Vì vậy khi đến tuổi dậy thì (tuổi phát dục), ai cũng sẽ có nhu cầu, khao khát sự hưng cảm. Tuy nhiên, đối tác quan hệ tình dục với ai, như thế nào, trong trường hợp nào… hoàn toàn là sự lựa chọn, ảnh hưởng từ văn hóa và đạo đức.

Cho nên, bố mẹ cần giúp con xác định rõ ràng có nhu cầu là phần con, việc đáp ứng nhu cầu là phần người. Vì vậy, chúng ta cần làm gì để cân bằng là rất quan trọng.

Ví dụ, một ngày bố mẹ phát hiện trẻ thường xuyên truy cập vào các website phim ảnh không lành mạnh, lúc này bố mẹ cần đủ sự tinh tế và hiểu rằng, nhu cầu “phần con” là bình thường nó cần thiết để duy trì nòi giống, nhưng trẻ làm điều này theo cách không phù hợp sẽ làm ảnh hưởng đến cuộc sống như thế nào, cũng như nguy cơ và tìm ẩn tác động đến nhận thức…

Do đó, trong cuộc sống hàng ngày, bố mẹ có thể tận dụng câu chuyện, ví dụ thực tế để dạy trẻ. Ví dụ về thiên nhiên, con vật xung quanh, hay câu chuyện từ người thân… để kết hợp việc giáo dục giới tính với các giá trị đạo đức và văn hóa.

Con gái hỏi "Bao cao su là gì hả mẹ?", người mẹ khéo léo trả lời đáng để học hỏi - 6

Bắt đầu độ tuổi nào, bố mẹ nên cung cấp cho con (cả bé trai và bé gái) thông tin về các biện pháp tránh thai, giáo dục giới tính… và nếu có, nên bắt đầu từ đâu?

Theo tôi, chúng ta nên áp dụng cho hết tất cả độ tuổi, chỉ khác là ở mỗi độ tuổi sẽ có cách giáo dục khác nhau.

Trường hợp thực tế, con trai tôi lúc bé bắt đầu đi nhà trẻ, bé phát hiện có hai nhà vệ sinh là nam và nữ, hay các bạn nữ mặc váy, để tóc dài, cột tóc, trong khi đó các bạn nam để tóc ngắn…

Mặc dù độ tuổi này trẻ chưa cần biết về các biện pháp tránh thai nhưng bố mẹ vẫn nên đề cập đến. Ví dụ, các bạn nam không được phép chạm vào bộ phận nào của bạn nữ, theo cách này có thể thông tin về giáo dục giới tính, hay biện pháp tránh thai cho trẻ…

Hiện nay, ở một số trường học thường xuyên mời các chuyên gia đến giáo dục, tuyên truyền về giáo dục giới tính, hay có công cụ minh họa khoa học cho trẻ. Bố mẹ có thể tìm hiểu thêm nhà trường có những khóa học này không, hoặc tin rằng trẻ đã ở độ tuổi sẵn sàng để tiếp nhận thông tin, lúc này bố mẹ nên kết hợp với nhà trường để giáo dục, truyền đạt cho trẻ tốt hơn.

Nguồn: https://arttimes.vn/gia-dinh/con-gai-hoi-bao-cao-su-la-gi-ha-me-nguoi-me-kheo-leo-tra-loi-dang-de-hoc-hoi-c59a60600.html