Trẻ phát triển khả năng tập trung tốt nhất là trước 10 tuổi, được chia thành 3 giai đoạn.
Hầu hết phụ huynh đều mong muốn con mình học giỏi, ngoan ngoãn, biết tuân thủ quy tắc ở trường. Tuy nhiên, sự tập trung của học sinh trong lớp là không đồng đều.
Một giáo viên tiểu học có hơn 10 năm kinh nghiệm chia sẻ rằng, trong lớp của mình có 35 học sinh, thì khoảng 10 em không thể tập trung hết vào tiết học, các em thường dễ bị phân tâm, hay nhìn xung quanh hoặc làm việc gì đó khi cô giảng bài.
Điều này cho thấy khả năng tập trung rất quan trọng với trẻ trong quá trình học tập và phát triển trí não. Giáo sư Hayashi Shigeyuki của Đại học Nihon, chuyên gia giải phẫu thần kinh nổi tiếng thế giới, đã nhận thấy rằng thời điểm tốt nhất để trẻ phát triển khả năng tập trung là trước 10 tuổi, được chia thành 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn có một mô hình rèn luyện khác nhau.
3 giai đoạn phát triển khả năng tập trung ở trẻ
Trẻ từ 0-3 tuổi
Trong giai đoạn này, số lượng tế bào thần kinh trong não của trẻ đang tăng lên, đây là một giai đoạn quan trọng để phát triển. Tuy nhiên, không phải là lúc thích hợp để truyền đạt kiến thức cho trẻ.
Nếu trẻ không hứng thú với việc học, điều này sẽ tạo thêm gánh nặng cho não bộ. Thay vào đó, bố mẹ có thể tập trung vào việc giúp trẻ rèn luyện 3 khía cạnh tự nhiên: Bản năng sinh tồn, bản năng khám phá và bản năng kết nối với người khác.
Bố mẹ cần kích thích bản năng não bộ và tạo điều kiện cho trẻ có đủ sự tò mò và khám phá về thế giới xung quanh.
Để rèn luyện khả năng tập trung cho trẻ, trước tiên bố mẹ cần kích thích bản năng não bộ và tạo điều kiện cho trẻ có đủ sự tò mò và khám phá về thế giới xung quanh.
Điều này cho phép trẻ vận động não bộ và phát triển khả năng nhận thức thông qua hoạt động chơi đùa. Chỉ cần đảm bảo không có nguy hiểm, bố mẹ không nên can thiệp vào hoạt động này cho đến khi trẻ không còn muốn chơi nữa.
Bằng cách làm như vậy, bố mẹ có thể giúp phát triển khả năng tập trung của trẻ, khám phá khả năng truyền đạt cảm xúc và phát triển thói quen tốt.
Trẻ từ 4-7 tuổi
Giai đoạn này là thời gian hình thành những thói quen tốt và giúp trẻ loại bỏ những thói quen xấu. Điều này đồng nghĩa với việc tạo điều kiện cho sự phát triển của các mạch truyền thông tin trong não, cải thiện cấu trúc não và xây dựng nền tảng vững chắc cho não.
Trong giai đoạn này, bố mẹ nên tập trung vào việc rèn luyện thói quen cho trẻ, bởi khi trẻ đã có thói quen tốt, sẽ tự nguyện thực hiện nó. Bố mẹ cũng cần chú trọng đến việc tự rèn luyện ý chí, để giảm bớt nỗi lo lắng trong tương lai.
Bố mẹ có thể đưa cho trẻ giấy, bút chì, bút màu và các hình vẽ để trẻ có thể thỏa sức sáng tạo và tập trung vào việc tạo ra các tác phẩm nghệ thuật riêng của mình.
Kết hợp việc tập trung và học hỏi thông qua trò chơi và hoạt động tương tác. Sử dụng câu đố, trò chơi từ vựng, hoặc các hoạt động thực hành để khuyến khích trẻ tập trung và sử dụng tư duy.
Bố mẹ có thể đưa cho trẻ giấy, bút chì, bút màu và các hình vẽ để trẻ có thể thỏa sức sáng tạo.
Trẻ từ 8-10 tuổi
Trong giai đoạn này, sự phát triển não bộ của trẻ đã gần bằng người lớn, bộ não của trẻ sẽ tự theo đuổi ý chí và hoàn thành các nhiệm vụ một cách độc lập, và sẽ bắt đầu nhận thức được ý thức chủ quan của riêng mình.
Thời điểm này, não bộ của trẻ phát triển mạnh mẽ và có khả năng hấp thụ thông tin, tư duy trừu tượng và phát triển kỹ năng xã hội.
Những cách hướng dẫn trẻ phát triển sự tập trung và trí não tốt hơn
Sự hướng dẫn của bố mẹ đóng vai trò quan trọng, giúp trẻ phát triển sự chủ động và đạt được thành công tốt hơn. Bố mẹ có thể thử áp dụng những phương pháp sau để rèn luyện khả năng tập trung và trí tuệ của trẻ.
Không ngắt lời hay vội can thiệp
Trong quá trình con chơi hay học tập, bố mẹ hãy tránh thói quen ngắt lời trẻ để sửa sai khi thấy có điều gì đó không đúng. Thay vì vậy, hãy tạo cho trẻ một môi trường để tự khám phá và học hỏi từ những sai lầm.
Bố mẹ có thể cho trẻ biết rằng sai lầm là một phần tự nhiên của quá trình học, khi trẻ gặp khó khăn hoặc mắc lỗi, hãy khích lệ, hỗ trợ con tự giải quyết vấn đề, thay vì ngay lập tức can thiệp và chỉ ra sai lầm.
Đồng thời, đảm bảo rằng trẻ có môi trường thuận lợi để tập trung, dành riêng cho trẻ khu vực yên tĩnh để học tập hay vui chơi. Đôi khi trẻ cần thời gian để tìm hiểu và điều chỉnh sự tập trung của mình, lúc này bố mẹ nên khích lệ.
Sự hướng dẫn của bố mẹ đóng vai trò quan trọng, giúp trẻ phát triển sự chủ động.
Tăng cường cảm giác khoái cảm cho não bộ
Bố mẹ có thể áp dụng trò chơi hoặc sách tranh để giúp cải thiện khả năng tập trung, tăng tính năng động cho bé. Điều này đặc biệt quan trọng vì nếu não bộ không được kích thích, khả năng tập trung của con khó nâng cao.
Một cách hiểu khác là, khi trẻ gặp phải những điều quen thuộc từng trải qua, não bộ sẽ tự động kích hoạt và tập trung hơn. Do đó, bố mẹ có thể tận dụng điều này bằng cách sử dụng các hoạt động, trò chơi hoặc sách tranh mà trẻ đã xem qua để kích thích sự tập trung.
Đồng thời, việc thúc đẩy sự tích cực và chủ động trong tập trung sẽ giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, sáng tạo và giải quyết vấn đề tốt hơn.
Tạo không gian dành riêng cho con
Để giúp trẻ rèn luyện khả năng tập trung, mẹ có thể tạo ra một thế giới nhỏ riêng cho con, nơi mà bản thân không quá can thiệp, ví dụ như chuẩn bị cho con một chiếc bàn học nhỏ theo ý muốn.
Hãy đặt các vật dụng mà con đã quen thuộc để tạo sự ổn định, không gây xao lạc cảm xúc, điều này giúp con nhanh chóng chuyển sang trạng thái tập trung vào một công việc cụ thể.
Vai trò của bố mẹ là rất quan trọng trong việc hỗ trợ con rèn luyện khả năng tập trung. Do đó, hãy chú ý tạo ra một lịch trình hợp lý, thiết lập quy tắc, giới hạn thời gian sử dụng thiết bị điện tử. Bằng cách tạo ra một môi trường ủng hộ, đồng hành cùng con, sẽ giúp trẻ cải thiện khả năng tập trung tốt hơn trong quá trình học tập.
Hãy chú ý tạo ra một lịch trình hợp lý, thiết lập quy tắc, giới hạn thời gian sử dụng thiết bị điện tử.
Nguồn: https://arttimes.vn/gia-dinh/lam-duoc-dieu-nay-truoc-10-tuoi-tre-se-hoc-gioi-va-thong-minh-hon-c59a35115.html