Đóng

Mẹ và Bé

4 biểu hiện trong tính cách của trẻ có EQ thấp, bố mẹ điều chỉnh sớm

Nếu trẻ có 4 biểu hiện tính cách này, bố mẹ nên chú ý kỷ luật và hướng dẫn con sửa đổi sớm.

Trong quá trình trưởng thành, trẻ có thể học hỏi cả thói quen tốt và xấu. Đặc biệt, đối với trẻ có tính cách xấu là biểu hiện EQ thấp.

Nếu bố mẹ không nghiêm khắc kỷ luật, những hành vi này có thể trở thành thói quen khó bỏ, khiến trẻ khó đạt cuộc sống thành công.

4 biểu hiện trong tính cách của trẻ có EQ thấp, bố mẹ điều chỉnh sớm - 1

Không thừa nhận sai lầm và thích thể hiện sự tức giận

Thực tế, việc trẻ hình tính cách này cũng liên quan đến người lớn. Ví dụ, trẻ ngã xuống đất, đau và bắt đầu khóc. Lúc này, nên dạy con đi lại cẩn thận, tuy nhiên nhiều bố mẹ thể hiện quá thương xót, thậm chí cho rằng là lỗi bàn, ghế… hay bất kỳ lý do vào đó khiến trẻ bị ngã.

Khi bố mẹ có phản ứng như vậy, vô tình dạy trẻ đổ lỗi cho người khác thay vì nhận trách nhiệm cho hành vi của mình. Trẻ rất dễ hình thành lối suy nghĩ trốn tránh trách nhiệm, không chịu nhận lỗi, thậm chí thích chọc giận người khác.

4 biểu hiện trong tính cách của trẻ có EQ thấp, bố mẹ điều chỉnh sớm - 2

Không thừa nhận sai lầm và thích thể hiện sự tức giận.

Và với tính khí như vậy, trẻ sẽ khó có thể hình thành tính kỷ luật, trách nhiệm và khả năng giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Thay vào đó, trẻ có thể trở nên ích kỷ, thiếu kiên nhẫn và dễ nảy sinh những xung đột với người xung quanh.

Do đó, bố mẹ nên cẩn trọng trong việc hướng dẫn và phản ứng với hành vi của trẻ. Cần dạy trẻ nhận lỗi, chịu trách nhiệm về hành động của mình, thay vì luôn tìm cách biện minh và đổ lỗi. Khi trẻ được rèn luyện những thói quen tốt ngay từ nhỏ, có thể phát triển thành những người trưởng thành, trách nhiệm hơn trong cuộc sống.

4 biểu hiện trong tính cách của trẻ có EQ thấp, bố mẹ điều chỉnh sớm - 3

Khóc và tức giận khi không đạt được điều mình mong muốn

Khi trẻ làm điều gì đó không hài lòng, sẽ khóc và mất bình tĩnh, thậm chí ném đồ đạc, ăn.

Những hành vi này phản ánh sự thiếu kiểm soát cảm xúc và khả năng giải quyết vấn đề ở những đứa trẻ. Khi không được hướng dẫn đúng cách, sẽ rất dễ phát triển thành những thói quen xấu như sự giận dữ, nóng nảy.

Trẻ về sau thường khó kiềm chế cảm xúc, thiếu kiên nhẫn và dễ nổi giận trước những khó khăn, thử thách. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hòa nhập xã hội, gây khó khăn trong các mối quan hệ cũng như công việc.

Vì vậy, bố mẹ nên hướng dẫn trẻ cách ứng xử phù hợp, học cách kiểm soát cảm xúc, giải quyết vấn đề một cách bình tĩnh và có trách nhiệm.

4 biểu hiện trong tính cách của trẻ có EQ thấp, bố mẹ điều chỉnh sớm - 4

Khóc và tức giận khi không đạt được điều mình mong muốn.

4 biểu hiện trong tính cách của trẻ có EQ thấp, bố mẹ điều chỉnh sớm - 5

Không biết tôn trọng người khác

Một vấn đề khác thường gặp ở những đứa trẻ như vậy là sự thiếu tôn trọng đối với người khác. Khi được nuông chiều quá mức, trẻ sẽ có xu hướng tự cho mình là trung tâm, không quan tâm đến cảm xúc và nhu cầu của người xung quanh.

Trẻ có thể nói những lời lẽ khiếm nhã, thậm chí cư xử thô lỗ với bố mẹ, thầy cô hay bạn bè. Trẻ chưa thể hiểu được rằng hành vi của mình có thể làm tổn thương người khác.

Điều này không chỉ ảnh hưởng đến các mối quan hệ trong gia đình mà còn tác động xấu đến sự hòa nhập của trẻ với xã hội. Trẻ có thể gặp khó khăn trong việc kết bạn, hợp tác với người khác hoặc thậm chí bị cô lập do cách cư xử thiếu lịch sự, thiếu tôn trọng.

Trong trường hợp này, bố mẹ nên hướng dẫn trẻ cách tôn trọng, lắng nghe và quan tâm đến người khác ngay từ khi còn nhỏ.

4 biểu hiện trong tính cách của trẻ có EQ thấp, bố mẹ điều chỉnh sớm - 6

Bố mẹ nên hướng dẫn trẻ cách tôn trọng, lắng nghe và quan tâm đến người khác.

4 biểu hiện trong tính cách của trẻ có EQ thấp, bố mẹ điều chỉnh sớm - 7

Trì hoãn và không có ý thức về thời gian

Sự trì hoãn là điều mà nhiều người mắc phải, trẻ em cũng không ngoại lệ.Trẻ không có kiên nhẫn cho bất cứ việc gì và không có ý thức về thời gian.

Sự thiếu kiên nhẫn và ý thức về thời gian khiến trẻ gặp khó khăn trong việc hoàn thành các nhiệm vụ học tập hoặc các công việc gia đình được giao. Trẻ thường muốn kết thúc công việc càng sớm càng tốt mà không quan tâm đến chất lượng hoàn thành.

Bố mẹ cần kiên nhẫn dạy trẻ cách chờ đợi, hoãn lại việc thưởng thức và tập trung hoàn thành các nhiệm vụ đến cùng. Điều này giúp trẻ phát triển kỹ năng quản lý thời gian, kiên trì và tập trung – những phẩm chất cần thiết cho sự thành công trong tương lai.

Nguồn: https://arttimes.vn/gia-dinh/4-bieu-hien-trong-tinh-cach-cua-tre-co-eq-thap-bo-me-dieu-chinh-som-c59a49906.html