Việc lưu giữ dấu vân chân trẻ sơ sinh mang ý nghĩa tốt đẹp đối với nhiều gia đình.
Ở một số nơi, ngay sau khi đứa trẻ chào đời, nhân viên y tế bệnh viện sẽ bế đứa bé đi, để lưu lại dấu chân nhỏ. Điều này tạo ra sự tò mò với nhiều người, vì sao cần lấy dấu vân chân của trẻ mà không phải dấu vân tay.
Ý nghĩa ẩn giấu đằng sau hành động tưởng chừng đơn giản này là gì?
Nhận dạng để đảm bảo an toàn cho trẻ sơ sinh
Sau khi một đứa trẻ sơ sinh ra đời, bệnh viện sẽ lưu lại dấu chân của trẻ.
Thực ra, việc lấy dấu chân của trẻ sơ sinh ngay sau khi sinh là một quy trình quan trọng và phổ biến trong nhiều bệnh viện ở nhiều quốc gia. Lý do chính là để xác định danh tính của trẻ, đảm bảo rằng trẻ được ghép đúng với mẹ.
Dấu chân sơ sinh giúp các bác sĩ, y tá dễ dàng nhận biết và theo dõi trẻ trong suốt quá trình nằm viện. Đây cũng là một biện pháp bảo vệ an toàn, ngăn ngừa trường hợp lẫn lộn hoặc đánh tráo trẻ sơ sinh.
Nhận dạng để đảm bảo an toàn cho trẻ sơ sinh.
Hơn nữa, dấu chân của trẻ có một số ưu điểm vượt trội so với dấu vân tay. Đó là dấu chân có thể lấy ngay sau sinh, trong khi dấu vân tay phải chờ đến khi trẻ được vài tháng tuổi mới hình thành rõ nét. Dấu chân cũng ít thay đổi so với dấu vân tay khi trẻ lớn lên.
Ngoài ra, dấu chân còn có thể dùng làm giấy khai sinh, để giúp bố mẹ giải quyết các thủ tục quan trọng như bảo hiểm, đăng ký hộ khẩu.
Hồ sơ bệnh án để thuận tiện cho việc điều trị tiếp theo
Sau khi trẻ chào đời, dấu chân sẽ được lưu lại như một phần của hồ sơ bệnh án.
Điều này là do dấu chân của trẻ sơ sinh có thể phản ánh sự tăng trưởng và phát triển, đồng thời cung cấp cho bác sĩ cơ sở để chẩn đoán và điều trị.
Khi trẻ lớn lên, nếu cần xem xét hoặc điều trị, thông tin về dấu chân có thể giúp bác sĩ hiểu được quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ, từ đó đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp.
Lưu giữ làm kỷ niệm
Ngày nay, nhiều bậc bố mẹ thích giữ lại hình ảnh của con mình để làm quà lưu niệm.
Những sợi tóc tơ và dấu chân sau khi trẻ chào đời thường là những món đồ được các bậc bố mẹ thích sưu tầm.
Việc đóng khung dấu chân của trẻ, tạo nên các đồ thủ công để giữ ở nhà cũng là một kỷ niệm đẹp.
Ngoài ra, dấu chân của trẻ còn được sử dụng để in lên các sản phẩm như ly, tách, áo, túi xách… tạo nên những món quà độc đáo. Những sản phẩm này là kỷ niệm cho bố mẹ, có thể trở thành món quà ý nghĩa gửi tặng cho người thân.
Ngày nay, nhiều bậc bố mẹ thích giữ lại hình ảnh của con mình để làm quà lưu niệm.
Vậy bệnh viện thu thập dấu chân trẻ sơ sinh như thế nào?
Trên thực tế, quá trình này rất đơn giản.
Sau khi trẻ chào đời, y tá sẽ bế bé đến nơi thu thập dấu chân.
Thông thường, y tá sẽ dùng miếng mực hoặc mực in đặc biệt, để trẻ giẫm lên, sau đó in lên một mảnh giấy trắng.
Trong quá trình thu thập dấu chân, bố mẹ có thể đồng hành và cùng nhau chứng kiến khoảnh khắc quý giá này.
Thời điểm thu thập dấu chân là khi nào?
Ngay sau khi bé chào đời, dấu chân thường được thu thập tại bệnh viện.
Ngay sau khi bé chào đời, dấu chân thường được thu thập tại bệnh viện.
Cách lưu giữ dấu chân
Các gia đình có thể lưu giữ dấu chân của con mình làm kỷ niệm.
Đồng thời, bệnh viện cũng sẽ lưu trữ dấu chân như một phần của hồ sơ bệnh án.
Xoa dấu chân
Bố mẹ có thể sử dụng các dụng cụ chà xát đặc biệt để chà dấu chân bé lên giấy hoặc bảng đất sét như những bộ sưu tập nghệ thuật.
Ngoài vai trò nhận dạng và hồ sơ bệnh án, dấu chân trẻ sơ sinh còn có ý nghĩa kỷ niệm.
Đó là “chữ ký” đầu tiên của trẻ sau khi chào đời, ghi lại khoảnh khắc bé lần đầu tiên bước vào thế giới này.
Ngoài vai trò nhận dạng và hồ sơ bệnh án, dấu chân trẻ sơ sinh còn có ý nghĩa kỷ niệm.
Đối với những ai lần đầu làm bố mẹ, dấu chân này mang theo sự kỳ vọng và sự quan tâm của họ dành cho con mình. Khi bé lớn lên, dấu chân sẽ trở thành một kỷ niệm đẹp.
Là bố mẹ, việc hiểu được ý nghĩa đằng sau dấu chân có thể giúp bảo vệ tốt hơn cho sự phát triển khỏe mạnh của con.
Trong thế giới tràn ngập tình yêu thương này, mỗi em bé đều là duy nhất. Bố mẹ hãy cùng nhau chăm sóc, để lại những kỷ niệm đẹp và cùng chứng kiến quá trình trưởng thành của con mình.