Đóng

Mẹ và Bé

Có 3 kiểu câu mẹ nên ngừng nói với con, tuy nghe nhẹ nhàng nhưng tổn thương cả đời

Lời nói của bố mẹ có sức tác động mạnh đến trẻ, vì vậy hãy cố gắng hạn chế nói những lời tổn thương con.

Trên mạng xã hội (Trung Quốc) từng sôi nổi về một chủ đè:

“Bạn có yêu con mình không?”

“Tất nhiên là có. Làm sao có người không yêu con mình được?”

Cư dân mạng đã có một cuộc thảo luận vô cùng sôi nổi dưới phần bình luận, với 95% phụ huynh cho biết rất yêu thương con mình. Tất nhiên, cũng có một số ít bố mẹ không yêu thương con nhiều như vậy.

Trong khi cuộc thảo luận đang diễn ra sôi nổi, người đưa ra chủ đề này đã hỏi câu hỏi thứ hai.

Nếu bạn thực sự yêu thương con mình, tại sao lại nói những lời tổn thương trẻ?”

Có 3 kiểu câu mẹ nên ngừng nói với con, tuy nghe nhẹ nhàng nhưng tổn thương cả đời - 1

Lời nói của bố mẹ có tác động đến trẻ, vì vậy hãy cố gắng tránh những câu tổn thương con.

Sau khi câu hỏi này được đăng tải, cư dân mạng tiếp tục bình luận và có rất nhiều em nhỏ cũng tham gia.

Phụ huynh cho biết: Những gì nói với con cái đều là từ quan điểm tốt, mong sau này con sẽ trường thành thành công.

Bên trẻ nói: Nếu bị chỉ trích và phủ nhận vì lợi ích thà bố mẹ không nên nói những điều này.

Nếu suy nghĩ một cách nghiêm túc thì những chuyện như thế này hầu như xảy ra ở hầu hết mọi gia đình, dù vô tình hay cố ý đôi khi bố mẹ sẽ có lời nói không hay. Vì vậy, hãy ngừng nói những lời tổn thương này với con.

Có 3 kiểu câu mẹ nên ngừng nói với con, tuy nghe nhẹ nhàng nhưng tổn thương cả đời - 2

Lời nói tiêu cực, xúc phạm

“Tại sao con ngu ngốc như vậy?”

Trong trường hợp này, dù nói ra vì tức giận hay bất lực cũng sẽ làm tổn thương trẻ sâu sắc.

Mỗi người đều có nhịp độ phát triển và lối sống riêng. So với những người khác, trẻ không thông minh hay xuất sắc đến thế.

Nếu bố mẹ chỉ đơn giản cho rằng hành vi của con là “ngu ngốc”, có nghĩa đang phủ nhận những nỗ lực của trẻ.

Cách thay thế: “Mẹ thấy lần này con có chút khó khăn, lần sau mẹ cùng con tìm cách, có lẽ con sẽ làm tốt hơn.”

Có 3 kiểu câu mẹ nên ngừng nói với con, tuy nghe nhẹ nhàng nhưng tổn thương cả đời - 3

“Hãy nhìn con của người khác…”

So sánh là vấn đề phổ biến ở nhiều gia đình Việt.

Mỗi đứa trẻ là cá thể độc nhất với những tài năng và sở thích khác nhau. Vì vậy, không bao giờ nên đánh giá con mình theo tiêu chuẩn của người khác.

Cách thay thế: “Mẹ thấy con đang làm tốt mặt này, nhưng con nghĩ có nên cải thiện một chút không, mẹ sẽ rất tự hào.”

Có 3 kiểu câu mẹ nên ngừng nói với con, tuy nghe nhẹ nhàng nhưng tổn thương cả đời - 4

Những lời đe dọa 

“Nếu con cứ làm thế này bố mẹ sẽ không cần con nữa” hoặc “Mẹ sẽ không yêu con nữa”

Tình yêu nên vô điều kiện. Trong nhiều gia đình, đôi khi trẻ bị đặt vào thế bất bình đẳng.

Một số phụ huynh dùng lời lẽ đe dọa để cố gắng kiểm soát hành vi của trẻ. Lâu dần, khiến trẻ cảm thấy sợ hãi, bất an và ngày càng ít tin tưởng.

Cảm giác rằng tình yêu của bố mẹ có thể bị thu hồi bất cứ lúc nào, tạo ra một áp lực lớn, khiến trẻ luôn phải nỗ lực để làm hài lòng người lớn.

Hơn nữa, việc kiểm soát hành vi bằng những lời đe dọa có thể dẫn đến sự hình thành những thói quen không lành mạnh, như trốn tránh hoặc nói dối.

Cách thay thế: “Mẹ rất lo lắng cho an toàn và sức khỏe. Những thứ nguy hiểm đó, lần sau hãy hỏi mẹ trước nhé!”

Có 3 kiểu câu mẹ nên ngừng nói với con, tuy nghe nhẹ nhàng nhưng tổn thương cả đời - 5

“Nếu còn khóc nữa, cảnh sát/quái vật sẽ đến bắt”

Khi trẻ khóc to, bố mẹ phải cố gắng hết sức để dỗ dành, đó là một cảm giác rất khó chịu.

Lúc này, nhiều phụ huynh vô thức dùng lời uy hiếp, khiến trẻ lập tức ngừng khóc.

Nhưng vấn đề là sau khi trẻ nghe những lời này quá nhiều, sẽ trở nên rụt rè, đặc biệt bất an, có những nỗi sợ hãi không đáng có đối với mọi thứ xung quanh.

Cách thay thế: “Mẹ hiểu bây giờ con đang buồn, nhưng khóc cũng không giải quyết được. Hãy làm điều gì đó vui vẻ hoặc nói ra cảm xúc của mình.”

Có 3 kiểu câu mẹ nên ngừng nói với con, tuy nghe nhẹ nhàng nhưng tổn thương cả đời - 6

Kỳ vọng và áp lực quá mức

“Con phải đạt điểm cao kỳ thi này, nếu không…”

Bố mẹ nào cũng có tâm lý muốn con thành công.

Vì vậy, trong cuộc sống sẽ đặt ra nhiều yêu cầu khác nhau. Có vẻ như chỉ khi đạt điểm cao thì tương lai tốt đẹp hơn.

Việc bố mẹ chỉ tập trung đưa ra yêu cầu, mà bỏ qua sở thích cũng như sự phát triển nhân cách không hẳn là một điều tốt. Đặc biệt việc đặt ra những yêu cầu khó đạt sẽ tạo ra áp lực tâm lý rất lớn cho trẻ.

Cách thay thế: “Tương lai tốt đẹp tùy thuộc vào sự cố gắng của con. Dù con có lựa chọn thế nào, bố mẹ cũng sẽ ủng hộ”.

Có 3 kiểu câu mẹ nên ngừng nói với con, tuy nghe nhẹ nhàng nhưng tổn thương cả đời - 7

“Mẹ đã làm việc rất chăm chỉ vì con, con phải biết nghe lời”

Tình yêu quá nặng nề sẽ khiến trẻ cảm thấy tội lỗi.

Khi trẻ nghe những lời này, cảm thấy áp lực phải đáp ứng kỳ vọng, dẫn đến sự lo lắng và cảm giác không đủ tốt. Tình yêu, mặc dù mạnh mẽ và chân thành, có thể biến thành gánh nặng khi đi kèm với những yêu cầu quá mức.

Khi trẻ cảm thấy rằng mình phải gánh vác trách nhiệm làm hài lòng bố mẹ, dần dần mất đi sự tự tin và sự tự do trong việc khám phá bản thân.

Trẻ có thể bắt đầu cảm thấy rằng mọi quyết định của mình đều phải dựa trên mong muốn của người lớn, thay vì lắng nghe và hiểu rõ chính mình. Điều này làm giảm khả năng phát triển tính cách, tư duy sống, kỹ năng và sự sáng tạo.

Cách thay thế: “Bố mẹ rất yêu con, con lớn lên khỏe mạnh và hạnh phúc, đó là mong muốn lớn nhất”.

Nguồn: https://arttimes.vn/gia-dinh/co-3-kieu-cau-me-nen-ngung-noi-voi-con-tuy-nghe-nhe-nhang-nhung-ton-thuong-ca-doi-c59a53976.html